........ ĐỂ TƯỞNG NIỆM VIỆT DZŨNG.
Việt DZũng
***
Việt Dũng, người Nhạc Sĩ, nhà báo,
MC, người không ngừng nghỉ đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do
nhân quyền đã ra đi trong sự ngỡ ngàng, thương tiếc của hầu hết những
ngưởi Việt lưu vong. Để nhớ đến một phần tài hoa của con người đầy ước
mơ cho quê hương Việt Nam tự do, xin mời quí anh chị đọc lại truyện
ngắn: Giấc mơ trăng và đá sau đây, để cảm được một phần cảm nghỉ và cuộc
đời Việt Dũng.
*
Trong tôi, sự quyến rũ về Trăng và
Đá đến từ trí tưởng lãng mạn qua những huyền thoại dã sử. Hình ảnh
những tráng sỹ nhung y gọn ghẽ ngồi mài kiếm dưới trăng, nung nấu ý chí
can trường và sẵn sàng nhảy lên lưng chiến mã, lao vào bóng đêm mịt mùng
để hoàn thành sứ mạng bí mật, là những giấc mơ rực rỡ, chan hòa suốt
tuổi thơ tôi. Ngay cả sau cơn sốt định mệnh làm tê liệt đôi chân mà giấc
mơ tráng sỹ mài kiếm dưới trăng vẫn còn tức tưởi. Giấc mơ đó đậm nét
đến nỗi mọi ước muốn nào đẹp đẽ, tôi đều gọi chung là “Giấc mơ trăng và
đá”. Thậm chí, đôi lúc tôi cảm thấy sự tan vỡ về giấc mơ huyền thoai kia
đã làm tôi đau đớn hơn cả những thiệt thòi, cô độc mà một cậu bé bẩy
tuổi phải chịu khi ngồi trên xe lăn, nhìn đám bạn cùng tuổi vui chơi
nhảy nhót.
Ngày đó, tôi chưa ý thức đủ những bất hạnh lớn lao khi đôi chân không còn giúp ích gì cho những phần thân thể khác. Tôi chỉ buồn vì không theo các bạn chạy nhảy, nô đùa được nữa. Tôi cũng không thấy được ánh mắt thương hại của những người xung quanh.
Nhưng năm tháng trôi qua, chiếc xe lăn và cặp nạng gỗ gần gũi với tôi hơn cả cha mẹ, anh chị em, càng gần hơn bạn bè, quyến thuộc Tôi tự tách rời tới một cõi riêng lúc nào không hay. Nỗi đau buồn không lối thoát lăn tròn trong cõi lòng trống trải như những viên đá cuội lạnh lẽo, vô hồn. Những viên đá bất lực chờ cơn giông bão cuốn lăn theo sườn núi, rơi xuống thác ghềnh, trôi ra sông rộng... Tôi nghe thấy bao nhiêu là âm thanh sống động trên đường đi của đá; những âm thanh lúc khẩn thiết, khi reo vui, lúc trầm mặc đợi chờ, khi chan hòa hoan lạc....
Âm thanh ám ảnh tôi không ngừng.
Tôi tìm mua sách nhạc về, tự học và dành hầu hết thì giờ với cây đàn guitar. Một ngày của đứa trẻ tật nguyền có quá nhiều thì giờ rảnh rỗi để học những điều muốn học. Những ngón tay tôi quá nhỏ so với phím đàn, nhưng có hề gì! Giòng âm thanh cuồn cuộn trong tâm hồn tôi là sức mạnh vũ bão, bật ra mười đầu ngón rớm máu. Những buồn tủi, uất nghẹn từ những đường gân rũ liệt ở đôi chân theo âm thanh man rợ, vỡ ra trên từng sợi giây đàn....
- Vũ Thanh! Vũ Thanh! Con đàn cái gì vậy? Giây đàn đứt rồi kìa! Trời! Tay con chảy máu nữa!
Mẹ tôi chạy lại, giằng cây đàn, quăng xuống đất. Mẹ cầm hai bàn tay tôi rớm máu và nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm lệ.
Tôi như người vừa tỉnh cơn mơ, nhìn xuống đôi tay mình, nhìn giòng nước mắt mẹ hiền, tôi cảm thấy, không chỉ đôi chân mình rũ liệt mà toàn thân tôi như đều đã rũ liệt theo...
Tôi ngã vào lòng mẹ, khóc như con gái.
Từ hôm đó, tôi khám phá ra nguồn an ủi vô biên là chuyện trò với chính mình bằng thế giới trầm bổng của âm thanh.
Lạ lùng thay, tôi truyền đạt dễ dàng những cảm nghĩ, những rung động của mình xuống đôi tay rồi bật ra trên sáu sợi giây đàn. Ngồi trên xe lăn, trong phòng học, ôm cây đàn guitar trong tay, tôi say sưa hát. Không, phải diễn giải cho đúng là tôi say sưa NÓI-BẰNG-NHẠC, mà sáu sợi giây đàn đã cùng tôi hòa hợp thành âm thanh trầm bổng. Tôi NÓI về tuổi thơ mình bất hạnh, NÓI về niềm khát khao của cánh chim trời được vỗ cánh tung bay, NÓI về những giòng nước mắt không thể chảy khi niềm đau đã tới tột cùng nhức buốt.
Tôi nói dễ dàng, nói miên man, và những ngón tay tôi chạy trên giây đàn, bật lên những cung tơ....
Tôi đang viết nhạc mà tôi không biết! Tôi đang mượn âm thanh ghi lại cảm nghĩ mình mà tôi không hay! Tôi ngạc nhiên thấy cha mẹ quan tâm về những trường canh ghi vội trên khuông nhạc. Tôi còn nghe thấy loáng thoáng, đôi lần, cha mẹ nói với nhau về những thiên khiếu tiềm tàng nơi đứa con trai tật nguyền.
Một buổi chiều, chống nạng đứng ở cuối vườn, tôi bỗng nghe một tiếng chim kêu thảng thốt lạ thường; rồi bất ngờ, một con chim cu đất bay loạng quạng, té nhào xuống bên luống cải. Tôi khập khễnh đôi nạng tới thì con chim sợ hãi chúi mình vào lá rau. Nó không còn bay được nữa. Chắc hẳn nó đã gẫy chân? Hay nó quá non nớt, chưa bay xa được?
Tôi buông nạng, ngồi bệt trên nền đất, vừa quơ tay tìm nó, vừa vỗ về: “Không sao! không sao! để ta băng bó cho”.
Tôi bắt được nó không khó. Nó run bần bật trong tay tôi. Nhìn mỏ nó, tôi biết không phải nó quá non mà là đã quá già. Đôi mắt bé tí của nó như có một lớp màng đục che phủ. Nó đã mù rồi chăng? Tội nghiệp! con chim quá già không còn bay nổi, đành ngã nhào xuống đất chờ chết!
Tôi còn lúng túng ôm nó trong tay thì đã nghe thấy tiếng con chim cu đất khác trên cành cây bã đậu trước nhà như đang thảm thiết khóc bạn. Một lát, nó bay đảo vòng khu vườn sau, nơi nó biết chim bạn vừa ngã xuống. Nhiều lần như thế, rồi nó vỗ cánh bay đi. Tôi nghĩ, nó đã bỏ cuộc.
Ủ con chim thương tích trong vạt áo, tôi mong hơi ấm giúp nó hồi tỉnh nhưng thân thể nhỏ bé của nó bỗng giật từng hồi. Tôi biết nó sắp chết. Tiếng kêu thảm thiết của loài cu đất chợt vang động trên cao, Thì ra, con chim mất bạn bay đi gọi đồng loại tới cứu. Chúng bay rợp cả khu vườn, vừa bay, vừa kêu thương. Trong tay tôi, con chim già đã hóa kiếp! Nước mắt tôi chợt ứa ra. Tôi cũng khóc theo bầy chim trên cây, cùng với chúng, tiễn đưa một linh hồn.
Sau đó, tôi bỏ xác chim vào một hộp giấy nhỏ rồi hì hục đào đất bên gốc hồng, định sẽ chôn nó, Nhưng phút giây, mắt tôi đang nhìn chiếc hộp giấy nhỏ, bỗng không còn hộp giấy mà chợt biến thành chiếc quan tài! Bên trong đó không phải xác chim mà là xác đứa trẻ bị tê liệt đôi chân!!!
Không! tôi không muốn khi chết, tấm thân tàn tật này sẽ phải vùi sâu dưới lòng đất. Tôi cũng thù hận đôi chân vô dụng này, ngay cả khi chết đi tôi vẫn chưa rời bỏ nó được sao?!?!
Tôi chống nạng, về phòng, và ngồi lặng suốt buổi chiều cho tới khi căn phòng tràn ngập bóng tối thì bất chợt tôi cảm thấy như hồn mình bỗng lung linh ánh sáng huyền ảo của trăng sao. Tôi với tay, lấy cây đàn, bấm bâng quơ vài âm thanh rời rạc. Âm thể ngũ cung buông rơi lãng đãng quanh phòng mà bóng tối đang vỗ về một hồn-thơ-kẻ-lạ. Không phải là tôi nữa vì tôi chưa bao giờ làm thơ. Vậy mà, tôi đang nghe thấy giòng thơ tuôn chảy trong hồn. Làm sao tôi bắt kịp cảm xúc này? Làm sao tôi ghi kịp? Làm sao tôi giữ lại được đây? Mười ngón tay tôi run rẩy, quấn quýt trên sáu sợi giây đàn. Và âm thể ngũ cung đưa tôi tìm gặp hồn thơ. Tôi nghe thấy mình hát lao xao theo nỗi bi thương của cánh chim lẻ bạn, hay chính là sự chia biệt theo lẽ hợp tan của nhân thế:
“Lửa cuồng tim tháng Hạ
Gọi tên người năm xưa
Chỉ ta, cùng cõi lạ
Chờ hoài nắng trong mưa
Chỉ ta, cùng cõi nhớ
Một góc trời rưng rưng
Áo xiêm ai thuở nọ
Còn ngát dậy trầm hương
Chỉ ta, cùng cõi vắng
Vết đau hằn trăm năm
Tóc xanh từng sợi bạc
Suối cạn giòng ăn năn
Chỉ ta, cùng cõi khuất
Sương khói mờ chân mây
Quẩn quanh đời vô ngã
Tri kỷ bình rượu cay
Chỉ ta, cùng cõi chết
Đốm lửa hồng que diêm
Cành khô dăm nhánh gẫy
Chút tro than vô tình...” (*)
Một trăm hai chục trường canh ghi vội từ hồn thơ chợt tới, không sửa chữa, không dũa gọt; khi đàn và hát lên, tôi biết được một điều. Đó là niềm tự tin mãnh liệt, RẰNG TÔI SẼ ĐỨNG DẬY ĐƯỢC Tôi đứng dậy, không bằng đôi chân mà bằng ý chí quyết đi tìm lại giấc mơ Trăng và Đá, giấc mơ thiên thần tuổi thơ đã vỡ vụn theo số phận tật nguyền!
Có phải định mệnh đã dành cho tôi một con đường, như đã dành cho quê hương tôi khúc quanh nghiệt ngã nơi cuối Tháng Tư Đen, để tôi góp phần mọn mình, ghi lại những trang thống hận.
Rời quê trên chiếc ghe nhỏ, tôi đã biết đêm và bão tố, biển cả và đói lạnh, nỗi chết và oan khiên. Là nhân chứng, tôi ôm đàn, chống nạng tới những nơi có đồng bào tôi trôi giạt về. Bằng âm nhạc, tôi nói với thế giới về người Việt Nam vượt biển tìm tự do:
“Đêm nằm nghe bão tố
Tan tác mảnh lòng đau
Sóng cuồng điên phẫn nộ
Xác con giạt về đâu?
Đêm nằm nghe dao nhọn
Rạch nát cùng châu thân
Vết nhơ hằn tủi nhục
Hoen ố đời đoan trinh!
Đêm nằm nghe bóng tối
Dầy đặc nẻo tương lai
Đêm nằm chờ thế giới
Gửi tặng cỗ quan tài!” (*)
Bằng âm nhạc, tôi hát cho những người tù trên quê hương:
“Từ Trảng Bom, Trảng Lớn
Qua An Dưỡng, Hàm Tân
Thanh Phong, Ca Yên Hạ
Sống, chết đã bao lần
Đòn thù, hằn tơi tả
Huyết thổ từng bụm tươi
Xương gẫy dăm ba đốt
Da thịt ghẻ tanh hôi...” (*)
Bằng âm nhạc, tôi nói với người bản xứ về một địa ngục bên kia bán cầu. Đó là quê hương tôi sau cơn hồng thủy:
“Từng ngày, dân chết đói
Từng ngày, tù chết oan
Từng ngày, người ra biển
Từng ngày, tình ly tan...” (*)
Tôi có mặt với cụ già, với sinh viên, với những người còn nuôi dưỡng tình yêu Quê Hương, Dân Tộc để kêu gọi:
“Người đi thôi,
Người đi thôi,
Kìa những lực tàn vẫy gọi
Máu đã loang hồng biển khơi
Mạn thuyền vỡ nát,
Bập bềnh muôn xác nổi trôi
Người đi thôi,
Người đi thôi
Quê nhà xa thẳm
Mẹ chờ trong bóng chiều rơi
Một nắng hai sương
Ruộng cằn sỏi đá
Lúa ngô không mọc, hoa cỏ nào tươi
Đất mẹ đầm đìa nước mắt mồ hôi...” (*)
Bằng âm nhạc, tôi cũng hát lên nỗi thất vọng trước sự hắt hủi, lạnh lùng của thế giới tự do đối với những đồng bào trôi giạt tới sau lệnh đóng cửa trại tỵ nạn. Nào là em bé:
“Cha vùi thây chốn rừng thiêng
Bọn cuồng dâm hại mẹ hiền ngoài khơi
Em bơ vơ giạt xứ người
Chúa ơi! Phật hỡi! Lượng trời ở đâu?” (*)
Nào là cụ già:
“Lìa quê vì khát tự do
Quyết không mang nhục ấm-no-ăn-mày
Chỉ mong khi hiến thân này
Thắp lên được ánh lửa gầy trong đêm” (*)
Nào là trại giam, trại cấm:
“Cùng trên trái đất loài người
Nơi sang tột đỉnh, nơi rơi vực lầy
Rúc chui hang hốc đọa đầy
Ai rao giảng thế kỷ này văn minh???” (*)
Mười sáu năm, tôi tự nguyện làm nhân chứng về những bất hạnh triền miên của dân tộc mình. Dù muốn nhận hay không, tôi đã được đồng bào thương mến gọi là “Nghệ sỹ”. Nghệ sỹ có nhiều địa hạt, tùy ở cơ duyên. Tôi là người nghệ sỹ được sinh ra để gắn liền với định mệnh của lịch sử, của dân tộc. Nếu hiểu cho như thế, hẳn khán thính giả của tôi đã nhiều phần không còn thắc mắc là “Sao nhạc Vũ Thanh thiếu chất thơ mộng, ngọt ngào mà chỉ chất chứa đau thương, uất nghẹn”.
Truyện được trích trong tuyển tập truyện ngắn" Gió Sông
Hồng" của Việt Dũng do Thế Giới xuât bản năm 1992.
*
Ngày đó, tôi chưa ý thức đủ những bất hạnh lớn lao khi đôi chân không còn giúp ích gì cho những phần thân thể khác. Tôi chỉ buồn vì không theo các bạn chạy nhảy, nô đùa được nữa. Tôi cũng không thấy được ánh mắt thương hại của những người xung quanh.
Nhưng năm tháng trôi qua, chiếc xe lăn và cặp nạng gỗ gần gũi với tôi hơn cả cha mẹ, anh chị em, càng gần hơn bạn bè, quyến thuộc Tôi tự tách rời tới một cõi riêng lúc nào không hay. Nỗi đau buồn không lối thoát lăn tròn trong cõi lòng trống trải như những viên đá cuội lạnh lẽo, vô hồn. Những viên đá bất lực chờ cơn giông bão cuốn lăn theo sườn núi, rơi xuống thác ghềnh, trôi ra sông rộng... Tôi nghe thấy bao nhiêu là âm thanh sống động trên đường đi của đá; những âm thanh lúc khẩn thiết, khi reo vui, lúc trầm mặc đợi chờ, khi chan hòa hoan lạc....
Âm thanh ám ảnh tôi không ngừng.
Tôi tìm mua sách nhạc về, tự học và dành hầu hết thì giờ với cây đàn guitar. Một ngày của đứa trẻ tật nguyền có quá nhiều thì giờ rảnh rỗi để học những điều muốn học. Những ngón tay tôi quá nhỏ so với phím đàn, nhưng có hề gì! Giòng âm thanh cuồn cuộn trong tâm hồn tôi là sức mạnh vũ bão, bật ra mười đầu ngón rớm máu. Những buồn tủi, uất nghẹn từ những đường gân rũ liệt ở đôi chân theo âm thanh man rợ, vỡ ra trên từng sợi giây đàn....
- Vũ Thanh! Vũ Thanh! Con đàn cái gì vậy? Giây đàn đứt rồi kìa! Trời! Tay con chảy máu nữa!
Mẹ tôi chạy lại, giằng cây đàn, quăng xuống đất. Mẹ cầm hai bàn tay tôi rớm máu và nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm lệ.
Tôi như người vừa tỉnh cơn mơ, nhìn xuống đôi tay mình, nhìn giòng nước mắt mẹ hiền, tôi cảm thấy, không chỉ đôi chân mình rũ liệt mà toàn thân tôi như đều đã rũ liệt theo...
Tôi ngã vào lòng mẹ, khóc như con gái.
Từ hôm đó, tôi khám phá ra nguồn an ủi vô biên là chuyện trò với chính mình bằng thế giới trầm bổng của âm thanh.
Lạ lùng thay, tôi truyền đạt dễ dàng những cảm nghĩ, những rung động của mình xuống đôi tay rồi bật ra trên sáu sợi giây đàn. Ngồi trên xe lăn, trong phòng học, ôm cây đàn guitar trong tay, tôi say sưa hát. Không, phải diễn giải cho đúng là tôi say sưa NÓI-BẰNG-NHẠC, mà sáu sợi giây đàn đã cùng tôi hòa hợp thành âm thanh trầm bổng. Tôi NÓI về tuổi thơ mình bất hạnh, NÓI về niềm khát khao của cánh chim trời được vỗ cánh tung bay, NÓI về những giòng nước mắt không thể chảy khi niềm đau đã tới tột cùng nhức buốt.
Tôi nói dễ dàng, nói miên man, và những ngón tay tôi chạy trên giây đàn, bật lên những cung tơ....
Tôi đang viết nhạc mà tôi không biết! Tôi đang mượn âm thanh ghi lại cảm nghĩ mình mà tôi không hay! Tôi ngạc nhiên thấy cha mẹ quan tâm về những trường canh ghi vội trên khuông nhạc. Tôi còn nghe thấy loáng thoáng, đôi lần, cha mẹ nói với nhau về những thiên khiếu tiềm tàng nơi đứa con trai tật nguyền.
Một buổi chiều, chống nạng đứng ở cuối vườn, tôi bỗng nghe một tiếng chim kêu thảng thốt lạ thường; rồi bất ngờ, một con chim cu đất bay loạng quạng, té nhào xuống bên luống cải. Tôi khập khễnh đôi nạng tới thì con chim sợ hãi chúi mình vào lá rau. Nó không còn bay được nữa. Chắc hẳn nó đã gẫy chân? Hay nó quá non nớt, chưa bay xa được?
Tôi buông nạng, ngồi bệt trên nền đất, vừa quơ tay tìm nó, vừa vỗ về: “Không sao! không sao! để ta băng bó cho”.
Tôi bắt được nó không khó. Nó run bần bật trong tay tôi. Nhìn mỏ nó, tôi biết không phải nó quá non mà là đã quá già. Đôi mắt bé tí của nó như có một lớp màng đục che phủ. Nó đã mù rồi chăng? Tội nghiệp! con chim quá già không còn bay nổi, đành ngã nhào xuống đất chờ chết!
Tôi còn lúng túng ôm nó trong tay thì đã nghe thấy tiếng con chim cu đất khác trên cành cây bã đậu trước nhà như đang thảm thiết khóc bạn. Một lát, nó bay đảo vòng khu vườn sau, nơi nó biết chim bạn vừa ngã xuống. Nhiều lần như thế, rồi nó vỗ cánh bay đi. Tôi nghĩ, nó đã bỏ cuộc.
Ủ con chim thương tích trong vạt áo, tôi mong hơi ấm giúp nó hồi tỉnh nhưng thân thể nhỏ bé của nó bỗng giật từng hồi. Tôi biết nó sắp chết. Tiếng kêu thảm thiết của loài cu đất chợt vang động trên cao, Thì ra, con chim mất bạn bay đi gọi đồng loại tới cứu. Chúng bay rợp cả khu vườn, vừa bay, vừa kêu thương. Trong tay tôi, con chim già đã hóa kiếp! Nước mắt tôi chợt ứa ra. Tôi cũng khóc theo bầy chim trên cây, cùng với chúng, tiễn đưa một linh hồn.
Sau đó, tôi bỏ xác chim vào một hộp giấy nhỏ rồi hì hục đào đất bên gốc hồng, định sẽ chôn nó, Nhưng phút giây, mắt tôi đang nhìn chiếc hộp giấy nhỏ, bỗng không còn hộp giấy mà chợt biến thành chiếc quan tài! Bên trong đó không phải xác chim mà là xác đứa trẻ bị tê liệt đôi chân!!!
Không! tôi không muốn khi chết, tấm thân tàn tật này sẽ phải vùi sâu dưới lòng đất. Tôi cũng thù hận đôi chân vô dụng này, ngay cả khi chết đi tôi vẫn chưa rời bỏ nó được sao?!?!
Không! khi chết, tôi muốn được đốt tan thành tro bụi, thoát kiếp tật nguyền, cho tôi hóa thân thành trăng và đá. Ôi! Trăng và Đá, giấc mơ thiên thần tuổi nhỏ giờ trở thành định mệnh khốc liệt trong tôi.
Lửa cháy từ hộp giấy, bén vào lá khô, lan tới đống củi mục. Lửa reo vui như thiên thần, lửa sôi sục vạc dầu hỏa ngục...
- Cháy! Cháy! Trời ơi, Vũ Thanh!
Tiếng mẹ tôi gọi giật, tiếng các em tôi lao xao rồi vòng tay cứng rắn của cha nâng bổng tôi lên. Nước từ bốn phía tạt vào góc vườn hồng ướt đẫm.
- Con làm gì ngoài đó, hả? hả? Tại sao lửa cháy rực trước mặt mà con vẫn ngồi yên?
- Con đốt xác chim. Con giúp nó được thành tro bụi.
Cha tôi giận dữ, quát to:
- Trời! Chính con làm lửa cháy hả? Nếu em con không thấy khói bốc để cả nhà chạy kịp ra thì con biết điều gì sẽ xảy ra không? Đốt xác chim? Thật quái đản! Sao con không sống bình thường được hả?
Tôi ngước nhìn cha. Hình như có những giòng phún thạch đang chảy rần rần trong máu tôi, chảy ào ạt, sôi sục về tim, dồn lên não bộ, chực chờ phun lửa!
Có lẽ cha tôi biết đã nói lỡ lời. Đôi mắt người dịu xuống, nhưng đã trễ. Âm thanh câu nói “Sao con không sống bình thường được hả?” như những nhát búa tàn nhẫn đập liên hồi trên vết thương mưng mủ. Tôi gào lên:
- Sống bình thường, tốt quá! nhưng làm sao? làm sao tôi sống được bình thường? Giúp tôi đi! các người giúp tôi đi! Bảo đôi chân rũ liệt này đứng dậy, bước đi đi! rồi tôi sẽ sống bình thường. Nào! Đôi chân đứng dậy coi!
Tôi chống tay, vùng lên! Đôi chân khốn khổ gập xuống như tầu lá. Tôi lăn tròn trên nền gạch, Mẹ tôi bật khóc, nhào tới, nhưng tôi trừng mắt, lạnh lùng:
- Đừng, đừng thương hại. Cả nhà hãy để tôi yên.
Phút giây đó, dường như toàn thân tôi biểu lộ sự quyết liệt tột cùng. Mọi người lặng lẽ quay vào nhà.
Lửa cháy từ hộp giấy, bén vào lá khô, lan tới đống củi mục. Lửa reo vui như thiên thần, lửa sôi sục vạc dầu hỏa ngục...
- Cháy! Cháy! Trời ơi, Vũ Thanh!
Tiếng mẹ tôi gọi giật, tiếng các em tôi lao xao rồi vòng tay cứng rắn của cha nâng bổng tôi lên. Nước từ bốn phía tạt vào góc vườn hồng ướt đẫm.
- Con làm gì ngoài đó, hả? hả? Tại sao lửa cháy rực trước mặt mà con vẫn ngồi yên?
- Con đốt xác chim. Con giúp nó được thành tro bụi.
Cha tôi giận dữ, quát to:
- Trời! Chính con làm lửa cháy hả? Nếu em con không thấy khói bốc để cả nhà chạy kịp ra thì con biết điều gì sẽ xảy ra không? Đốt xác chim? Thật quái đản! Sao con không sống bình thường được hả?
Tôi ngước nhìn cha. Hình như có những giòng phún thạch đang chảy rần rần trong máu tôi, chảy ào ạt, sôi sục về tim, dồn lên não bộ, chực chờ phun lửa!
Có lẽ cha tôi biết đã nói lỡ lời. Đôi mắt người dịu xuống, nhưng đã trễ. Âm thanh câu nói “Sao con không sống bình thường được hả?” như những nhát búa tàn nhẫn đập liên hồi trên vết thương mưng mủ. Tôi gào lên:
- Sống bình thường, tốt quá! nhưng làm sao? làm sao tôi sống được bình thường? Giúp tôi đi! các người giúp tôi đi! Bảo đôi chân rũ liệt này đứng dậy, bước đi đi! rồi tôi sẽ sống bình thường. Nào! Đôi chân đứng dậy coi!
Tôi chống tay, vùng lên! Đôi chân khốn khổ gập xuống như tầu lá. Tôi lăn tròn trên nền gạch, Mẹ tôi bật khóc, nhào tới, nhưng tôi trừng mắt, lạnh lùng:
- Đừng, đừng thương hại. Cả nhà hãy để tôi yên.
Phút giây đó, dường như toàn thân tôi biểu lộ sự quyết liệt tột cùng. Mọi người lặng lẽ quay vào nhà.
MC Việt Dzũng trong buổi ra mắt tuyển tập Gió Sông Hồng tháng 8-1992. Việt Dzũng tay đang cầm sách này.
Tôi chống nạng, về phòng, và ngồi lặng suốt buổi chiều cho tới khi căn phòng tràn ngập bóng tối thì bất chợt tôi cảm thấy như hồn mình bỗng lung linh ánh sáng huyền ảo của trăng sao. Tôi với tay, lấy cây đàn, bấm bâng quơ vài âm thanh rời rạc. Âm thể ngũ cung buông rơi lãng đãng quanh phòng mà bóng tối đang vỗ về một hồn-thơ-kẻ-lạ. Không phải là tôi nữa vì tôi chưa bao giờ làm thơ. Vậy mà, tôi đang nghe thấy giòng thơ tuôn chảy trong hồn. Làm sao tôi bắt kịp cảm xúc này? Làm sao tôi ghi kịp? Làm sao tôi giữ lại được đây? Mười ngón tay tôi run rẩy, quấn quýt trên sáu sợi giây đàn. Và âm thể ngũ cung đưa tôi tìm gặp hồn thơ. Tôi nghe thấy mình hát lao xao theo nỗi bi thương của cánh chim lẻ bạn, hay chính là sự chia biệt theo lẽ hợp tan của nhân thế:
“Lửa cuồng tim tháng Hạ
Gọi tên người năm xưa
Chỉ ta, cùng cõi lạ
Chờ hoài nắng trong mưa
Chỉ ta, cùng cõi nhớ
Một góc trời rưng rưng
Áo xiêm ai thuở nọ
Còn ngát dậy trầm hương
Chỉ ta, cùng cõi vắng
Vết đau hằn trăm năm
Tóc xanh từng sợi bạc
Suối cạn giòng ăn năn
Chỉ ta, cùng cõi khuất
Sương khói mờ chân mây
Quẩn quanh đời vô ngã
Tri kỷ bình rượu cay
Chỉ ta, cùng cõi chết
Đốm lửa hồng que diêm
Cành khô dăm nhánh gẫy
Chút tro than vô tình...” (*)
Một trăm hai chục trường canh ghi vội từ hồn thơ chợt tới, không sửa chữa, không dũa gọt; khi đàn và hát lên, tôi biết được một điều. Đó là niềm tự tin mãnh liệt, RẰNG TÔI SẼ ĐỨNG DẬY ĐƯỢC Tôi đứng dậy, không bằng đôi chân mà bằng ý chí quyết đi tìm lại giấc mơ Trăng và Đá, giấc mơ thiên thần tuổi thơ đã vỡ vụn theo số phận tật nguyền!
Có phải định mệnh đã dành cho tôi một con đường, như đã dành cho quê hương tôi khúc quanh nghiệt ngã nơi cuối Tháng Tư Đen, để tôi góp phần mọn mình, ghi lại những trang thống hận.
Rời quê trên chiếc ghe nhỏ, tôi đã biết đêm và bão tố, biển cả và đói lạnh, nỗi chết và oan khiên. Là nhân chứng, tôi ôm đàn, chống nạng tới những nơi có đồng bào tôi trôi giạt về. Bằng âm nhạc, tôi nói với thế giới về người Việt Nam vượt biển tìm tự do:
“Đêm nằm nghe bão tố
Tan tác mảnh lòng đau
Sóng cuồng điên phẫn nộ
Xác con giạt về đâu?
Đêm nằm nghe dao nhọn
Rạch nát cùng châu thân
Vết nhơ hằn tủi nhục
Hoen ố đời đoan trinh!
Đêm nằm nghe bóng tối
Dầy đặc nẻo tương lai
Đêm nằm chờ thế giới
Gửi tặng cỗ quan tài!” (*)
Bằng âm nhạc, tôi hát cho những người tù trên quê hương:
“Từ Trảng Bom, Trảng Lớn
Qua An Dưỡng, Hàm Tân
Thanh Phong, Ca Yên Hạ
Sống, chết đã bao lần
Đòn thù, hằn tơi tả
Huyết thổ từng bụm tươi
Xương gẫy dăm ba đốt
Da thịt ghẻ tanh hôi...” (*)
Bằng âm nhạc, tôi nói với người bản xứ về một địa ngục bên kia bán cầu. Đó là quê hương tôi sau cơn hồng thủy:
“Từng ngày, dân chết đói
Từng ngày, tù chết oan
Từng ngày, người ra biển
Từng ngày, tình ly tan...” (*)
Tôi có mặt với cụ già, với sinh viên, với những người còn nuôi dưỡng tình yêu Quê Hương, Dân Tộc để kêu gọi:
“Người đi thôi,
Người đi thôi,
Kìa những lực tàn vẫy gọi
Máu đã loang hồng biển khơi
Mạn thuyền vỡ nát,
Bập bềnh muôn xác nổi trôi
Người đi thôi,
Người đi thôi
Quê nhà xa thẳm
Mẹ chờ trong bóng chiều rơi
Một nắng hai sương
Ruộng cằn sỏi đá
Lúa ngô không mọc, hoa cỏ nào tươi
Đất mẹ đầm đìa nước mắt mồ hôi...” (*)
Bằng âm nhạc, tôi cũng hát lên nỗi thất vọng trước sự hắt hủi, lạnh lùng của thế giới tự do đối với những đồng bào trôi giạt tới sau lệnh đóng cửa trại tỵ nạn. Nào là em bé:
“Cha vùi thây chốn rừng thiêng
Bọn cuồng dâm hại mẹ hiền ngoài khơi
Em bơ vơ giạt xứ người
Chúa ơi! Phật hỡi! Lượng trời ở đâu?” (*)
Nào là cụ già:
“Lìa quê vì khát tự do
Quyết không mang nhục ấm-no-ăn-mày
Chỉ mong khi hiến thân này
Thắp lên được ánh lửa gầy trong đêm” (*)
Nào là trại giam, trại cấm:
“Cùng trên trái đất loài người
Nơi sang tột đỉnh, nơi rơi vực lầy
Rúc chui hang hốc đọa đầy
Ai rao giảng thế kỷ này văn minh???” (*)
Mười sáu năm, tôi tự nguyện làm nhân chứng về những bất hạnh triền miên của dân tộc mình. Dù muốn nhận hay không, tôi đã được đồng bào thương mến gọi là “Nghệ sỹ”. Nghệ sỹ có nhiều địa hạt, tùy ở cơ duyên. Tôi là người nghệ sỹ được sinh ra để gắn liền với định mệnh của lịch sử, của dân tộc. Nếu hiểu cho như thế, hẳn khán thính giả của tôi đã nhiều phần không còn thắc mắc là “Sao nhạc Vũ Thanh thiếu chất thơ mộng, ngọt ngào mà chỉ chất chứa đau thương, uất nghẹn”.
Lại
càng không ai biết, từ lâu, tôi giữ cho mình một niềm riêng, rất riêng.
Đó là đôi mắt của cô bé có gương mặt búp bê Nhật Bản. Tôi thấy cô bé
thấp thoáng ở hầu hết các buổi tổ chức có tính cách xã hội, đặc biệt là
vấn đề tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô bé làm phóng viên bán
thời gian cho một vài tờ báo. Cô chụp hình phóng sự, viết bài tường
thuật những buổi tham dự. Có lần, tình cờ gặp cô sau hậu trường, cô nói:
- Lần nào nhìn anh Vũ Thanh đứng hát trên sân khấu em cũng muốn khóc.
Giọng cô chân thực, vậy mà tôi suýt nói “Sao vậy? Tại thấy tôi tật nguyền, tội nghiệp quá hả?” Nhưng tôi đã kịp giữ lại. Tôi giận mình vô cùng. Từ lâu, tôi đã vượt qua được mặc cảm tàn tật với mọi người, sao với cô bé, tôi lại để cho mình tủi thân như thế? Tôi ngượng ngùng khi biết mình hay ra vẻ tình cờ ghé tới các tòa báo, nơi cô làm việc, nhưng tới nơi thì lại mong đừng gặp. Điều gì đó, đang xôn xao trong trái tim hai mươi chín tuổi; nhưng lý trí cứng cỏi dập tắt ngay chút mơ mộng chưa nhen nhúm. Lý trí bảo tôi rằng, đừng nhầm lẫn giữa tình yêu và ngưỡng mộ, nhất là với phái nữ, Tôi biết thế, nhưng đôi mắt trong sáng và gương mặt búp bê của cô bé vẫn không buông tha,
Một lần, không hiểu các hội đoàn mời tôi tới buổi họp báo này để làm gì vì chương trình không thấy ghi có phần văn nghệ. Nhưng quý ban tổ chức, tôi cũng chống nạng tới và ngồi dưới hàng ghế khán giả.
- Lần nào nhìn anh Vũ Thanh đứng hát trên sân khấu em cũng muốn khóc.
Giọng cô chân thực, vậy mà tôi suýt nói “Sao vậy? Tại thấy tôi tật nguyền, tội nghiệp quá hả?” Nhưng tôi đã kịp giữ lại. Tôi giận mình vô cùng. Từ lâu, tôi đã vượt qua được mặc cảm tàn tật với mọi người, sao với cô bé, tôi lại để cho mình tủi thân như thế? Tôi ngượng ngùng khi biết mình hay ra vẻ tình cờ ghé tới các tòa báo, nơi cô làm việc, nhưng tới nơi thì lại mong đừng gặp. Điều gì đó, đang xôn xao trong trái tim hai mươi chín tuổi; nhưng lý trí cứng cỏi dập tắt ngay chút mơ mộng chưa nhen nhúm. Lý trí bảo tôi rằng, đừng nhầm lẫn giữa tình yêu và ngưỡng mộ, nhất là với phái nữ, Tôi biết thế, nhưng đôi mắt trong sáng và gương mặt búp bê của cô bé vẫn không buông tha,
Một lần, không hiểu các hội đoàn mời tôi tới buổi họp báo này để làm gì vì chương trình không thấy ghi có phần văn nghệ. Nhưng quý ban tổ chức, tôi cũng chống nạng tới và ngồi dưới hàng ghế khán giả.
Mắt tôi không rời bóng dáng
cô bé đeo máy hình, nhấp nhô giữa đám đông. Hình như có lúc cô thấy tôi.
Cô giơ máy về phía tôi, bấm, rồi mỉm cười.
Trên bục gỗ, chủ tọa đoàn tường trình
sự việc về những tổ chức ma, đang lũng đoạn sinh hoạt chung với mục
đích làm mất chính nghĩa đi tìm tự do của người Việt hải ngoại.
Sau đó, ban tổ chức mời đồng bào hiện diện phát biểu ý kiến.
Thật không ngờ cô bé là người đầu tiên bước lên. Cầm máy vi âm, cô nói ngắn và gẫy gọn:
- Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do và đã bước những bước sâu đậm vào hồn dân tộc.
Cô bé bước xuống trong tiếng vỗ tay.
Mắt tôi cay quá! Và lòng tôi thổn thức quá!Tôi có được quyền chủ quan để nghĩ rằng, lời phát biểu vừa rồi cô đã dành phần cuối cho tôi không? Nếu có, thì cô bé đã không chỉ nhìn tôi qua lớp hào quang khán thính giả đã cho tôi, mà chính cô đang thắp ngọn nến nhỏ, khởi từ chính nỗi bất hạnh tối tăm của một kẻ tàn tật.
Người đốt đuốc đi trong đêm không phải là người chỉ đi tìm bạn, mà là đi tìm tri kỷ.
Thơ Nhạc ơi, trái tim đau đớn triền miên của tôi có còn đủ thanh xuân để lại dệt cho mình một giấc mơ Trăng và Đá?
(*) thơ DT
Thật không ngờ cô bé là người đầu tiên bước lên. Cầm máy vi âm, cô nói ngắn và gẫy gọn:
- Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do và đã bước những bước sâu đậm vào hồn dân tộc.
Cô bé bước xuống trong tiếng vỗ tay.
Mắt tôi cay quá! Và lòng tôi thổn thức quá!Tôi có được quyền chủ quan để nghĩ rằng, lời phát biểu vừa rồi cô đã dành phần cuối cho tôi không? Nếu có, thì cô bé đã không chỉ nhìn tôi qua lớp hào quang khán thính giả đã cho tôi, mà chính cô đang thắp ngọn nến nhỏ, khởi từ chính nỗi bất hạnh tối tăm của một kẻ tàn tật.
Người đốt đuốc đi trong đêm không phải là người chỉ đi tìm bạn, mà là đi tìm tri kỷ.
Thơ Nhạc ơi, trái tim đau đớn triền miên của tôi có còn đủ thanh xuân để lại dệt cho mình một giấc mơ Trăng và Đá?
(*) thơ DT
Việt DZũng
No comments:
Post a Comment