Friday, August 21, 2015

NHỮNG SĨ QUAN NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT


TỔNG QUÁT
Quân đội Hoa Kỳ (tiếng AnhUnited States Armed Forces) là tổng hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có một truyền thống dân sự kiểm soát quân sự mạnh mẽ. Trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính sách quân sự được thực hiện
. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ doBộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳlãnh đạo. Bộ trưởng Quốc phòng thường thuộc giới dân sự và là một thành viên trongNội các Hoa Kỳ. Bộ trưởng cũng phục vụ trong vai trò tư lệnh quân sự đứng thứ hai sau Tổng thống Hoa Kỳ. Để điều phối hành động quân sự vớingoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ có mộtHội đồng An ninh Quốc giavới một vịcố vấn an ninh quốc gialãnh đạo để hội ý. Cả Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ được cố vấn bởi mộtBộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳgồm sáu thành viên là lãnh đạo của cácquân chủng. Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ doTham mưu trưởng Liên quân Hoa KỳTham mưu phó Liên quân Hoa Kỳlãnh đạo. Các lực lượng căn bản gồm có Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân và Tuần duyên. Tính đến 2011, tổng số hiện dịch là 1,429,995 quân nhân chia ra: Lục quân 541,291, Thủy quân lục chiến 195,338, Hải quân 317,237, Không quân 333,772, Tuần duyên 42,357.
Tổng số quân nhân trừ bị là 850,880 người.
Nếu chia về nhiệm vụ thì các quân nhân hiện dịch thuộc 2 ngành: Chiến đấu và chuyên môn. Các đơn vị chiến đấu đòi hỏi sự hy sinh nhưng có nhiều cơ hội thăng tiến trong binh nghiệp. Phần lớn các sĩ quan hiện dịch đều xuất thân từ 3 Học viện Hải-Lục-Không quân ở Annapolis, West Point và Colorado Springs. Các ngành chuyên môn tương đối an toàn nhưng ít cơ hội hơn.
Các bậc phụ huynh người Á châu (nhất là phụ huynh người Việt) thường mong ước con cháu mình trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư … Bởi thế nên khi con cháu mình tỏ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ (nhất là những quân binh chủng tác chiến) thì các phụ huynh đều khuyên can (kể cả các vị đã từng ở trong quân lực VNCH trước đây).
     Nhưng khi được con cháu thổ lộ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ để tỏ lòng biết ơn đất nước đã cưu mang gia đình những ngày mới đặt chân lên đất Mỹ thì các phụ huynh khó lòng ngăn cản (nhất là các vị cựu quân nhân QLVNCH). Theo ước lượng, hiện nay số quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt có trên 4,000 người đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, trong đó có khoảng 1,000 sĩ quan với trên 20 đại tá thuộc 5 quân chủng (Hải, Lục, Không Quân, Thủy quân Lục chiến và Tuần duyên). Một số đại tá đã đủ điều kiện thâm niên trong cấp bậc để được đề nghị thăng Chuẩn tướng hay Phó đề đốc.
      Riêng năm ngoái (2014), Đại Tá Lương Xuân Việt đã được vinh thăng Chuẩn Tướng, và là vị Tướng gốc Việt đầu tiên.
Cũng cần nên biết, theo hệ thống thăng cấp Tướng lãnh Hoa Kỳ thì Sĩ quan mang cấp bực Đại tá (Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân Lục chiến) được thăng cấp Chuẩn tướng, cũng như Đại Tá Hải Quân và Lực lượng Duyên phòng (US Coast Guard) được thăng cấp Phó đề đốc rất khó. Phải hội đủ các điều kiện như sau:
  • Phải mang cấp bậc Đại tá 3 năm (cũng có trường hợp Binh chủng TQLC, chỉ sau 1 năm mang cấp Đại tá sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng).
  • Phải là Chỉ huy Trưởng Xuất sắc.
  • Giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định.
  • Do Hội đồng thăng cấp chọn lọc.
  • Phải do Tư lịnh Quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng (Secretary of Defense).
  • Phải qua Thượng viện (Senate) duyệt xét.
  • Do Tổng Thống quyết định bổ nhiệm.
  • Quốc hội (Congress) rất giới hạn số Tướng lãnh chỉ huy thường trực trong Quân lực Hoa Kỳ.
Những Đại tá được chọn, chỉ có khoảng 3% được thăng cấp Chuẩn tướng và Phó Đề đốc. Quân lực Hoa Kỳ có tổng cộng 439 Chuẩn tướng và Phó đề đốc.
Một số sĩ quan cấp Đại tá không có hy vọng lên cấp tướng thường chọn đường về  hưu sau khoảng 20 năm phục vụ để đảm nhiệm những chức vụ dân sự cao cấp cho các đại công ty. Những người phân tích thường nhìn chức vụ của các sĩ quan cấp Đại tá để đoán họ có cơ hội lên tướng hay không. Nếu những Đại tá phục vụ ở Bộ tham mưu Liên quân hay Ngũ Giác Đài, làm việc dưới quyền các Tướng lãnh Tư lệnh các đại đơn vị và sau đó làm đơn vị trưởng tại các đơn vị có cấp số cao hơn thì mới hy vọng có cơ hội thăng cấp.
  
            CÁC THAY ĐỔI MỚI NHẤT

Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập các sĩ quan đang còn trong quân ngũ. Một số sĩ quan đã về hưu như Đại tá Nguyễn Minh Hùng (USCG - Về hưu năm 2012), Đại tá Bác sĩ Không quân Michelle Huynh (USAF - Về hưu năm 2014). Một số khác, chúng tôi không có tin tức kể từ 2014 như Đại tá Thomas Nguyễn, Đại tá Dương Hữu Ngân. Trung tá  Hải quân Cao Hùng là  một sĩ  quan sáng giá. Ngoài ra, người viết cũng đề cập đến 2 trường hợp đặc biệt là Thiếu tá Elizabeth Phạm và Thiếu tá Jopsephine Cẩm Vân. Elizabeth Phạm là phụ nữ gốc Á châu đầu tiên lái chiến đấu cơ F-18. Cô Josephine Cẩm Vân đỗ hạng nhì (Á khoa) tại Học viện Hải quân Annapolis, Maryland năm 1999.
Các chức vụ chiến đấu và  tham mưu cũng như tu nghiệp cao cấp của Đại tá Lê Bá Hùng sau khi rời chức Hạm trưởng DDG 82 năm 2009 là điều mà mọi người nên nghiên cứu để các sĩ quan khác dùng như là kim chỉ nam. Xin cho người viết biết nếu quý vị độc giả có những tin tức mới về các sĩ quan khác chưa được đề cập trong bài này.
CHUẨN TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT - US ARMY
Ông là  một trong số rất ít sĩ  quan trừ  bị  được chuyển qua hiện dịch. Khi còn mang cấp bực Đại Tá, Ông là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, thuộc Sư đoàn Dù 101 của quân đội Hoa Kỳ. Dưới tài lãnh đạo và chỉ huy của Đại tá Việt, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9,000 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc công tác bình định lãnh thổ khu vực trách nhiệm ở chiến trường Afghanistan, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tại chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt haị nhẹ với tổn thất 17 quân nhân. Trước những chiến công của Lữ đoàn 3 Nhảy dù, Ngũ giác đài (Pentagon) đã mời Đại tá Lương Xuân Việt đến để thuyết trình trước các Tướng lãnh và Viên chức Quốc phòng về chiến thuật và cách chỉ huy hiệu quả của ông đã bảo toàn được nhiều sinh mạng binh sĩ. Vào tháng 8 năm 2014, tại căn cứ Fort Hood, Texas, Đại tá Lương Xuân Việt đã được vinh thăng Chuẩn tướng, là Tư lệnh phó Sư đoàn 1 Thiết Kỵ (1st Cavalry Division). Cùng thời gian đó, ông kiêm nhiệm chức Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy Huấn Luyện, cố vấn và yễm Trợ Miền Nam (TAAC South) A Phú Hãn.
Vào đầu tháng 8 năm 2015, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt đã được thuyên chuyển về Phòng 8, Văn phòng Tham mưu phó, Bộ tham mưu Lục quân Hoa Kỳ tại Washington, D.C, trong vai trò mới là Director, Joint and Integration.
blank

Chuẩn Tướng Lương Xuân VIệt trong buổi lễ thăng cấp
Trên trang web của Phòng 8 thuộc Bộ Tham mưu Lục Quân Hoa Kỳ (www.g8.army.mil) có đăng tải thông tin về nhiệm vụ mới của tướng Lương Xuân Việt. Dưới tấm hình của tướng Việt là chú thích MG Viet X. Luong - Director, Joint and Integration). 
Theo một thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (http://www.defense.gov/Releases/Release.aspx?ReleaseID=17164), tướng Việt đã được bổ nhiệm vào chức vụ này từ ngày 3 tháng 3 năm 2015. Tuy nhiên đến tháng 8 Tướng Việt mới chính thức đảm nhận chức Director of Joint and Integration và chuyển về Phòng 8.

The Army G-8: Soldiers as our Centerpiece

The Army G-8 is the Army’s lead for matching available resources to the defense strategy and the Army plan. We accomplish this through participation in OSD–led defense reviews and assessments, the programming of resources, material integration, analytical and modeling capabilities, and the management of the Department of the Army studies and analysis.  The G-8 team is made up of o­ne field operating agency—the Center for Army Analysis (CAA), three directorates—the Army Quadrennial Defense Review (QDR) Office, Program Analysis & Evaluation (PAED), and Force Development (FD),—and the Army Study Program Management Office (ASPMO).  The G-8 team works to plan, develop, and resource programs supporting Soldiers by balancing Current Force needs with Future Force capabilities.

HQ ĐẠI TÁ LÊ BÁ HÙNG - US NAVY

Trong buổi lễ bàn giao dưới sự chủ trì của Phó Đề đốc Charlie Williams, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 đã chúc mừng Đại tá Hùng và nói lời chia tay Đại tá Fred Kacher lên đường nhận nhiệm vụ mới. Đại tá Lê Bá Hùng được thăng cấp Đại tá năm 2014, và thuyên chuyển về làm Chỉ huy phó hải đội 7 khu trục hạm từ tháng 1 năm 2015. Cần nên biết, trong tháng 12 năm 2012, Hải đội 7 khu trục hạm đã di chuyển đến Đông Nam Á để đặt bộ chỉ huy đồn trú tại Singapore yễm trợ cho Đệ thất hạm đội trong khu vưc Á Châu-Thái Bình Dương. 

Hải đội 7 khu trục hạm hiện được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến thuật các chiến hạm Littoral Combat (LCS) luân phiên khai triển đến hoạt động tại Singapore và cũng để hướng dẫn việc thực hiện toàn bộ chương trình Hợp tác và huấn luyện (CARAT) cho Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 với Hải quân các nước Đông Nam Á. Vùng trách nhiệm của DESRON 7 do HQ Đại tá Lê Bá Hùng chỉ huy là khu vực tiếp giáp Biển Đông quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang xây các đảo nhân tạo.

blank
DESRON 7 Changes Command, Reflects o­n Nearly Three Years as Part of 7th Fleet FDNF
blank
In this file photo, Capt. Fred Kacher, left, Republic of Singapore Navy Col. Seah Poh Yeen, and Capt. H.B. Le, right, discuss the sea phase of exercise Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT) Singapore in July. (U.S. Navy/MC1 Jay C. Pugh)
SINGAPORE - Destroyer Squadron (DESRON) 7 held a change of command ceremony at Commander, Logistics Group Western Pacific in Singapore, Aug. 12.
Capt. Fred Kacher relinquished command of the DESRON to Capt. H.B. Le in a ceremony presided over by Rear Adm. Charlie Williams, commander, Task Force CTF-73.
"Commodore Kacher's leadership and vision, in both the professional and personal development of his sailors, enabled DESRON 7 to achieve the highest levels of tactical excellence and operational success," said Williams. "The Kacher family has also been an integral part of the U.S. Navy community in Singapore and we wish them o­nly the best in their next assignment."
Kacher arrived at DESRON 7 in October of 2012, first serving as the command’s deputy commodore before assuming the role of commodore in July 2014. As deputy, Kacher helped execute DESRON 7’s historic shift from San Diego to the Asia-Pacific, where the staff joined U.S. 7th Fleet’s forward deployed naval forces in December 2012.
Just like a start-up, DESRON 7’s growth was fast. o­nly three months in the region, the staff was tasked to execute tactical command of the first-ever deployment of a littoral combat ship, USS Freedom (LCS 1), which deployed from San Diego in March 2013.
“While a tough challenge at times, what we learned during Freedom’s deployment set USS Fort Worth (LCS 3) up for success,” continued Kacher. “In my 25 years in the navy, I’ve never seen a more open and inclusive dialogue about what needed to be done better after that deployment. That process, combined with a lot of hard work from many, many stakeholders is a large reason why Fort Worth has hit every milestone and port visit o­n time, every time, throughout the past nine months of a 16-month long deployment.”
…..
With his DESRON 7 chapter now closed, Kacher looks forward to his next chapter serving at U.S. Surface Forces in San Diego.
“I won’t forget the DESRON 7 staff and families, both past and present, for their hard work, and incredible leaders like our task force commander, Admiral Charlie Williams, and my predecessor, Capt. Paul Schlise, who served as our first commodore in Southeast Asia. Because of their efforts, DESRON 7 is making an impact in this region o­n the rise, a region that may very likely define the next century,” Kacher closed. “It’s been a wonderful tour and I look forward to reading all about DESRON 7 doing ‘even more, even better’ under Commodore H.B. Le’s extraordinary leadership.”
Under Le, DESRON 7 will participate in even more exercises throughout 7th Fleet in 2016.
…..
Le arrived at DESRON 7 in January 2015 following 17 months in the Pentagon as the junior military assistant to former Secretary of Defense Chuck Hagel. Le is no stranger to U.S. 7th Fleet operations. Previous tours saw Le serve as the commanding officer of USS Lassen (DDG 82) and executive officer of USS Curtis Wilbur (DDG 54)—both forward deployed destroyers, as well as executive assistant to two 7th Fleet commanders.
"With your new role as commodore, you now assume the great privilege and responsibility of leading a very talented squadron of Officers and Sailors," Williams told Le during the ceremony. "Your vast experience operating in 7th Fleet and your stellar performance as the deputy commodore will serve you well as you take command today."
In his role as DESRON 7 deputy commodore, Le served as exercise commander during CARAT exercises in the Philippines, Timor Leste and Indonesia. He also was the senior naval officer present during April’s Naval Engagement Activity Vietnam and was co-task group commander during the Guardian Sea exercise with the Royal Thai navy.
“Under Commodore Kacher’s leadership, we’ve built a solid foundation in a short period of time in the region, and we look forward to continuing to flex our warfighting skills in future exercises and operations throughout the fleet,” said Le.
Le is fresh off having led more than 1,000 U.S. sailors and Marines during the execution of CARAT Indonesia Aug. 3-10. This year’s exercise with the Indonesians was the most complex iteration of CARAT thus far and featured a LCS, DDG, a dock landing ship with embarked Marines, a P-3C Orion, a rescue and salvage ship with an embarked diving unit, Seabees and Coastal Riverine Group sailors. The Indonesian navy brought more than 1,000 personnel dispersed across two frigates, o­ne corvette, a dock landing ship with embarked Marines, a type 209 submarine and multiple fixed-wing maritime domain awareness aircraft.
The exercise spanned a wide array of naval warfare areas to include simultaneous amphibious landings and surface and anti-submarine warfare, visit, board, search and seizure (VBSS) demonstrations, mobile diving and salvage training, coastal riverine operations, maritime patrol and reconnaissance operations, a gunnery exercise, and an anti-air warfare missile live fire training exercise.
blank 

A native of Hue, Vietnam, Captain Le attended Gar-Field Senior High School in Woodbridge, Virginia. He graduated with merit from the U.S. Naval Academy in 1992 with a bachelor’s degree in economics. 

Captain Le's sea duty assignments included auxiliaries officer and first lieutenant USS Ticonderoga (CG 47), fire control officer USS Wasp (LHD 1), weapons officer and combat systems officer USS Hue City (CG 66), executive officer USS Curtis Wilbur (DDG 54), and commanding officer USS Lassen (DDG 82). He has served with crews that earned six Battle "E" Awards, including USS Lassen in 2009. 

He served o­n the staffs of U.S. 2nd Fleet and U.S. Joint Forces Command and as executive assistant to two commanders, U.S. 7th Fleet. Prior to reporting to Destroyer Squadron Seven, he was the junior military assistant to the secretary of defense. 

Captain Le was a Fellow of Harvard University’s Weatherhead Center for International Affairs and was selected as a Massachusetts Institute of Technology Seminar XXI Fellow. Additionally, he is a graduate of the Naval War College nonresident seminar program and the Joint Forces Staff College. 

Captain Le graduated with distinction from the Naval Postgraduate School with a master's degree in Operations research in 1999 and with highest distinction from Touro University International  with a Master of Business administration in 2005.

ĐẠI TÁ THOMAS NGUYEN – US ARMY
Đại tá Thomas Nguyễn sinh tại Sài Gòn, Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, gia đình ông tỵ nạn tại Hoa Kỳ vào tháng Tư năm 1975. Ông tốt nghiệp Đại học Towson năm 1991, và hoàn tất văn bằng Cao học Khoa học nghiên cứu chiến lược tại Trường Cao đẳng Lục quân Hoa Kỳ (US Army War College) và văn bằng Cao học Quản trị tại Đại học Central Michigan.
Ông theo thụ huấn khóa Sĩ quan Trừ bị qua chương trình quân sự ROTC tại trường Đại học Loyola College of Baltimore, Tiểu bang Maryland. Đã từng làm Trung đội trưởng kiêm Pháo đội phó Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 3, Sư đoàn 1 Thiết giáp. Pháo đội trưởng Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 4, Sư đoàn 82 Nhảy dù. Pháo đội trưởng Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 52 Pháo binh phòng không. Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1 Pháo binh phòng không. Đại tá Thomas Nguyễn đã từng là Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 2, Trung doàn 44, Lữ đoàn 108 Pháo binh phòng không Lục quân Hoa Kỳ khi còn mang cấp Trung tá vào năm 2009. Sau đó, ông là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 35 Pháo binh phòng không Lục quân Hoa Kỳ hiện đang trú đóng tại Nam Hàn. Lữ đoàn 35 có 2 Tiểu đoàn 2/1 và 6/52 trực thuộc. Tiểu đoàn 2/1 có 5 pháo đội, Tiểu đoàn 6/52 có 6 pháo đội trang bị hỏa tiễn Patriot chống phi đạn/hỏa tiễn đạn đạo tấn công từ Bắc Hàn. Ông bàn giao chức vụ này ngày 24 tháng 6 năm 2015 cho Đại tá Mark Holler, Tân Lữ đoàn trưởng.
blank

HQ ĐẠI TÁ DƯƠNG HỮU NGÂN – US NAVY
Đại tá Dương Hữu Ngân là bạn học cùng khóa với Đại tá Lê Bá Hùng tại học viện Hải quân Annapolis và lên Đại tá cùng một lần. Sau khi rờiPhi đoàn 116, trang bị phi cơ E-2 Hawkeye Radar tiền thám – Carrier Airborne Early Warning Squadron 116 thì chúng tôi không có tin tức gì thêm về Đại tá Dương Hữu Ngân.
blank
HQ Trung tá Duong Huu Ngan và các Sĩ quan Phi đoàn 116 trên Hàng không mẫu hạm trước giờ cất cánh. VAW-116 photo.
.
ĐẠI TÁ DANIELLE NGÔ - US CORPS OF ENGINEERS

blank
Đại tá Danielle J. Ngô gia nhập Lục quân Hoa Kỳ năm 1990, và trở thành một binh sĩ thuộc binh chủng công binh. Sau đó, cô theo thụ huấn một khóa sĩ quan và tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu úy vào năm 1994. Cô được thuyên chuyển lần lượt phục vụ tại các đơn vị công binh như: Trung đội trưởng kiêm đại đội phó tiểu đoàn 62 công binh; Sĩ quan phụ tá ban 4, lữ đoàn 20 công binh nhảy dù; Sĩ quan ban 1 kiêm ban 3, tiểu đoàn 37 công binh nhảy dù; Phân đội trưởng, Phân đội công binh 610; Đại đội trưởng, đại đội chỉ huy, tiểu đoàn 299 công binh chiến đấu; Phó ban 4, lữ đoàn 1, sư đoàn 4 bộ binh tham dự cuộc hành quân Operation Iraqi Freedom I, Iraq; Sĩ quan bộ tham mưu liên quân (Joint Chiefs of Staff Intern) tại Washington D.C; Sĩ quan phụ tá phòng 5, sư đoàn 1 bộ binh; Phó phòng 5, bộ tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại A Phú Hãn (Operation Enduring Freedom Afganistan); Tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 52 công binh; Sĩ quan Phụ tá quân sự cho Chủ tịch ủy ban quân sự khối NATO tại Brussels, Bỉ quốc…Cô được thăng cấp Đại tá ngày 28/8/2014.
Đại tá Danielle Ngô tốt nghiệp cử nhân ngành tài chánh tại đại học Massachusetts. Cô cũng đã hoàn tất 2 văn bằng cao hoc tại trường chỉ huy và tham mưu (Command and General Staff College) và đại học Georgetowns. Ngoài ra, cô cũng đã thụ huấn các khóa học quân sự như: khóa căn bản và cao cấp sĩ quan công binh; khóa CAS3 tại trường chỉ huy tham mưu và trường cao cấp quân sự (School for Advanced Military Studied).
HQ TRUNG TÁ CAO HÙNG – US NAVY
blank
Trung tá Cao Hùng sinh tại Sài Gòn, Việt Nam. Sang định cư tại Hoa Kỳ năm 1975, gia đình ông qua làm việc ở West Africa một thời gian và trở lại Hoa Kỳ năm 1982. Ông tốt nghiệp Trung học Thomas Jefferson High School for Science and Technology năm 1989, tình nguyện vào Hải quân và sau đó được chọn vào Học viện Hải quân Annapolis. Năm 1996, ông tốt nghiệp với bằng cử nhân về Khoa học và Hải dương. Ông là 1 trong 6 sĩ quan tốt nghiệp được chọn qua ngành Chiến tranh đặc biệt của Hải Quân. Ông cũng có một người chị tốt nghiệp Học viện Hải quân.
      Sau khi tốt nghiệp trường Dive and Surface Warfare, ông phục vụ trênUSS Grasp (ARS 51) năm 1997 với chức vụ Phụ tá Cơ khí trưởng rồi là Sĩ quan Hành quân. Trong thời gian này, ông hoàn tất nhiệm vụ trục vớt chiến hạm USS Monitor nổi tiếng trong thời Nội chiến. Năm 2001, sau khi tốt nghiệp khóa Tháo gở  Đạn dược (EOD: Explosive Ordnance Disposal School), ông chỉ huy Mobile Unit 2 detachment 26 trực thuộc Truman Carrier Strike Group (CSG 10 với CVN 75) tham dự chiến dịch Iraqi Freedom. Năm 2003, ông chỉ huy EOD Mobile Unit 3 Detachment Southwest  hổ trợ cho các cơ quan công lực Liên bang và Địa phương, tham dự trên 200 trường hợp khẩn cấp tại khu  vực San Diego như là một phần trong Joint Terrorism Task Force của FBI. Ông giúp phát họa dự thảo Hiệp ước truy tầm và tháo gỡ vũ khí/đạn dược giữa Hoa Kỳ và Mexico và chỉ huy 2 cuộc tìm kiếm đầu tiên. Năm 2005, ông là Tùy viên Tư lệnh U.S. Sixth Fleet/Allied Joint Command Lisbon/Strike Force NATO. 
      Trong thời gian này, ông tham dự cuộc cứu trợ đầu tiên để giúp đỡ nạn nhân động đất tại Pakistan của Lực lượng cứu hộ NATO. Năm 2006, ông tu nghiệp tại Naval Postgraduate School và hoàn tất với bằng Masters in Applied Physics. Cũng trong thời gian này, ông đích thân giúp thành lập và huấn luyện Monterey County Sheriff’s Bomb Squad. Năm 2009, ông trở lại Iraq chỉ huy toán Combined Explosives Exploitation Cell (CEXC). Đây là lực lượng đa quốc gia với nhiều cơ quan và đơn vị khác nhau có trách nhiệm tháo gỡ bom mìn ((IEDs) trong Môi trường tình báo kỹ thuật và nhận dạng, hoàn tất 450 trường hợp mổi tháng với 22,000 chứng cớ. Đơn vị của ông góp công vào việc bắt giữ hơn 250 kẻ khủng bố. Năm 2010, ông là Chỉ huy trưởng toán Riverine Squadron o­ne có nhiệm vụ chống khủng bố, bảo vệ lực lượng (AT/FP), Thám sát, Xâm nhập, Truy tìm và Bắt giữ (VBSS), Phòng thủ Sinh Hóa, Bức và Phóng xạ nguyên tử cho lực lượng Đồng Minh. Đồng thời, ông là chuyên viên cho chương trình Biometrics của Hải quân.
Trung tá Hùng đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lặn và Trục vớt Hải quân (NDSTC: Naval Diving and Salvage Training Center) tháng 9/2013. Đây là Trung tâm Huấn luyện lớn nhất thế giới với 23 chương trình huấn luyện khác nhau. Trường huấn luyện cho hơn 1,200 chuyên viên Hành quân đặc biệt và Kỹ  thuật Lặn sâu mổi năm cho mọi ngành trong quân lực Hoa Kỳ từ Lực lượng Duyên phòng, các cơ quan chính phủ và các quốc gia đồng minh.
Trong năm 2014, Trung tá Hùng cũng đã dẫn một phái đoàn về Việt Nam giúp huấn luyện một khóa Người nhái và Trục vớt tại Nha Trang.

      Trung tá Hùng được phép mang các huy hiệu EOD Officer, Special Operations, Diving Officer, Surface Warfare Officer, Master EOD Technician and Naval Parachutist Badges. Các huy chương gồm có: Bronze Star, Meritorious Service Medal, Joint Service Commendation Medal, Navy Commendation Medal (3 lần), Army Commendation Medal and Navy Achievement Medal (4 lần). Ông nói thông thạo tiếng Việt và tiếng Pháp.
blank 
THIẾU TÁ ELIZABETH PHẠM – US MARINE CORPS
Cô Elizabeth Phạm sinh tại Seattle, Washington, tốt nghiệp đại học University of California, San Diego (UCSD). Sau khi tốt nghiệp đại học, cô gia nhập Không Quân. Học kỹ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, với cấp bậc thiếu úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỹ thuật bay cấp cao T45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi. Cuối năm 2003, Trung Úy Elizabeth Phạm tốt nghiệp “Top Hook” (thủ khoa), được đại tướng chỉ huy trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp và được tuyển chọn là phi công đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ điều khiển một chiến đấu cơ siêu thanh F-18 Hornet trị giá $66 triệu. Elizabeth Phạm được thăng đại úy năm 2005.
      Cô đã từng phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông. Tại Iraq,  Đại Úy Liz Phạm phục trong Không Đoàn 242 TQLC Yễm Trợ và Tấn Công Dưới Mọi Thời Tiết (Marine All Weather Attack Fighter Squadron 242). Không Đoàn này còn vang danh trong Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ với danh xưng là Không Đoàn “BATS” (Con Dơi – Cú đánh bất ngờ và chính xác, không chậm trễ). Không Đoàn này có nhiệm vụ không yễm cực cận cho các lực lượng bộ binh khi chạm địch trên các mặt trận tại Iraq. Những phi công của không đoàn này được tuyển từ những phi công ưu tú nhất của Quân chủng TQLC Hoa Kỳ và Đại Úy Elizabeth Phạm là người nữ phi công duy nhất có mặt trong không Đoàn này.
       Đại úy Phạm có khả năng yểm trợ hỏa lực chính xác nơi mục tiêu cách xa với đồng ngũ Thủy quân Lục chiến dưới đất không tới 200 yards, vì bay rất thấp nên F-18 của Phạm đã nhiều lần trúng đạn tại Iraq. 

 Bạn đồng ngũ gọi Phạm là “miracle woman”. 
 Phạm là phụ nữ gốc Á châu đầu tiên lái Fighter F-18.
      
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ mới của tân thiếu tá Elizabeth Phạm sẽ là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của  Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm Kitty Hawk.
blank 
 THIẾU TÁ JOSEPHINE CẨM VÂN – US NAVY
.
Cô Josephine Cẩm Vân Nguyễn đỗ hạng nhì (Á khoa) tại Học Viện Hải Quân Annapolis, Maryland năm 1999; đây là nơi đào tạo với chương trình 4 năm các sĩ quan hiện dịch của quân chủng Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến.
blank
Vài cựu sinh viên sĩ quan nổi tiếng trong số nhiều vị khác là cựu tổng thống Jimmy Carter (sĩ quan tiềm thủy đĩnh nguyên tử), nghị sĩ John McCain (sĩ quan phi hành trên hàng không mẫu hạm), nghị sĩ Jim Webb (sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến). Theo hệ thống tự chỉ huy của quân trường, cô Cẩm Vân chỉ huy 2 tiểu đoàn sinh viên sĩ quan với quân số 2,000. Mỗi năm Học Viện tiếp nhận một khóa khoảng 1,000 sinh viên và luôn có 4 khoá tại trường.
Cô theo học y khoa tại Stanford University, khi tốt nghiệp thực tập tại Bethesda Naval Medical Center, trung tâm y tế có nhiệm vụ theo dõi và săn sóc sức khoẻ cho các tổng thống đương nhiệm. Sau khi theo học phi hành tại Pensacola, Florida, cô được thăng cấp hải quân đại úy với nhiệm sở tại Yokosuka và đi theo hàng không mẫu hạm Kitty Hawk trong vai trò bác sĩ quân y phi hành từ 2005-2009. Hiện nay, cô đang làm việc tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)     Navy Times; Army Times; Marine Corps Times; Air Force Times; Military Times; Military Commissioned Officer Promotions – General Officer Promotions; Navy Officer Promotions; Navy – Officer Promotion Process; CGMS General Messages; FY11 U.S. MARINE CORPS OFFICER PROMOTION SELECTION BOARDS; Association of the United States Navy; VAAFA.
2)     Internet tiếng Việt và tiếng Anh.
Hồ sơ: NMT-082015-HQ-Si quan nguoi My goc Viet-Phien ban IIoa D.doc

Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 20  tháng 8 năm 2015

No comments:

Post a Comment