BBT : Từ điển Thiều Chửu định nghĩa chữ "kiều" (僑) là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân". Như vậy, Việt kiều vốn có ý nói đến những người Việt đang có quốc tịch Việt Nam sống nhờ ở các nước bên ngoài Việt Nam, chứ không phải là để nói đến các công dân của các nước khác có gốc Việt.
(từ điển Wikipedia)
** Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ, tôi trả lời “Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,”.
Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài.
Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ.
Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không là muốn nhận vơ chúng tôi là dân của ông ấy?
Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do.
Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.
Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn.
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán.
Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.
Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam.
Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: “Chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”
Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.”
Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta.
Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ ?
Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ. Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.
Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.
Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau: “Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thìnhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. Tôi tin là vậy.
Ghi chú: Dưới đây là một số hướng dẫn để công dân Mỹ chuẩn bị đề phòng trở ngại khi ở Việt Nam. Nguồn: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Ngày 8 tháng 3, 2014
Ts Nguyễn Đình Thắng
(Việt Phố)
***
Safety Tips for U.S. Citizens Traveling to Vietnam
Prior to the Trip
It is encouraged that all U.S. citizens traveling or residing in Vietnam to sign up for Smart Traveler Enrollment Program with the U.S Citizen Services unit. The information you supply will allow the U.S. Government to communicate with you and assist you in case of an emergency. Enrollment is not required but is strongly recommended. You may enroll in this program online using the State Department’s secure online travel website at https://step.state.gov/step/.
If You Get Arrested
If you are arrested, you should ask the authorities to notify a U.S. Consul. Consuls cannot get you out of jail (when you are in a foreign country, you are subject to its laws). However, they can work to protect your legitimate interests and ensure that you are not discriminated against. They can provide you with a list of local attorneys, visit you, inform you generally about local laws, and contact your family and friends. Consular officers can transfer money, food, and clothing to the prison authorities from your family and friends. They can try to obtain relief if you are held under inhumane or unhealthy conditions.
What To Expect
The first thing that an American citizen detained by the authorities in Vietnam must understand is that the Vietnamese system of justice, and even the concept of justice, differ greatly from the concept and administration of justice in the United States. The U.S. Embassy in Hanoi and the U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City will do all that it can to ensure that an American citizen accused of a crime in Vietnam receives all the protection and benefits afforded a detainee under Vietnamese law, but it will not be able to guarantee any of the protections and guarantees that have come to be expected under American law.
An American should not expect that s/he will be subjected to brutal interrogations, or sentenced without some legal representation. Instead, s/he can expect to receive treatment according to carefully considered procedural law and that the progress of his legal situation will be monitored by the Embassy and/or the Consulate.
An Embassy or Consulate consular officer is guaranteed access to detained Americans and will help them to understand their situations as well as possible. However, consular officers cannot investigate crimes, provide legal advice or represent American citizens in court, serve as official interpreters or translators, or pay legal, medical, or other fees for American citizens.
Notification and Access
A 1994 agreement between the United States and Vietnam provides for immediate notification of and reciprocal access within 96 hours to each other’s detained citizens. Bearers of U.S. passports who enter Vietnam with a Vietnamese visa, including those of Vietnamese origin, are regarded as U.S. citizens by the U.S. Government for purposes of notification and access. Therefore, U.S. citizens are encouraged to carry photocopies of passport data and photo pages with them at all times so that, if questioned by Vietnamese officials, proof of U.S.. citizenship is readily available.
According to the 1994 agreement, U.S. citizens, including dual nationals, have the right to consular access if they were admitted into Vietnam as a U.S. citizen with their U.S. passport, and should insist upon contact with the U.S.. Embassy or the U.S. Consulate General.
Additionally, based on the Vienna Convention on Consular Relations, bilateral agreements with certain countries, and customary international law, if you are arrested in Vietnam, you have the option to request that the police, prison officials, or other authorities alert the nearest U.S. embassy or consulate of your arrest, and to have communications from you forwarded to the nearest U.S. embassy or consulate.
Emergency Contact Information
The U.S. Citizen Services Unit provides emergency services to U.S. citizens in the event of an emergency such as arrest, missing persons, destitution and/or other critical situations. To contact the U.S. Citizen Services Unit during normal business hours (8:00 a.m. – 5:00 p.m.) regarding an emergency involving a U.S. citizen, please call the embassy at (04) 3850-5000 within Vietnam or 011-84-4-3850-5000 from the United States. To contact the U.S. Citizen Services Unit after hours, please call the Embassy Duty telephone at 090-340-1991 within Vietnam or 011-84-90-340-1991 from the United States.
The local equivalents to the “911” line in Vietnam are 113 for police, 114 for fire, and 115 for ambulance.
United States Citizen Services
Consular Section
Rose Garden Building
Second Floor, 170 Ngoc Khanh Street
Hanoi, Vietnam
Mailing Address: 7 Lang Ha Street, Hanoi, Vietnam
Email: acshanoi@state.gov
Telephone: (84-4) 3850-5000 (GMT +7h)
Rose Garden Building
Second Floor, 170 Ngoc Khanh Street
Hanoi, Vietnam
Mailing Address: 7 Lang Ha Street, Hanoi, Vietnam
Email: acshanoi@state.gov
Telephone: (84-4) 3850-5000 (GMT +7h)
Contact Information of U.S. Embassy and Consulate in Vietnam
U.S. Embassy in Hanoi
170 Ngoc Khanh
Ba Dinh District
Hanoi, Vietnam
Telephone: (84-4) 3850-5000
Emergency Telephone: (84-4) 3850-5000 or
(04) 3850-5000/3850-5105
Fax: (84-4) 3850-5010
E-mail: acshanoi@state.gov
170 Ngoc Khanh
Ba Dinh District
Hanoi, Vietnam
Telephone: (84-4) 3850-5000
Emergency Telephone: (84-4) 3850-5000 or
(04) 3850-5000/3850-5105
Fax: (84-4) 3850-5010
E-mail: acshanoi@state.gov
U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City
4 Le Duan, District 1 Ho Chi Minh City, Vietnam
Telephone: (84-8) 3520-4200
Emergency Telephone: (84-8) 3520-4200
Fax: (84-8) 3520-4244
E-mail: acshcmc@state.gov
4 Le Duan, District 1 Ho Chi Minh City, Vietnam
Telephone: (84-8) 3520-4200
Emergency Telephone: (84-8) 3520-4200
Fax: (84-8) 3520-4244
E-mail: acshcmc@state.gov
Source: U.S. Department of State
No comments:
Post a Comment