Thursday, December 26, 2013

Xin đời một nụ cười

Quá khứ dù có buồn thảm đến đâu, dù có hận thù thế nào, thì vẫn là lịch sử. Mà lịch sử thì cần phải ghi nhận một cách trung thực và đứng đắn. Cần phải lưu giữ và lại càng phải lưu truyền. Kẻ nào không tôn trọng hay cố tình làm sai lạc, chắc chắn sẽ có tội với giống nòi và quê hương, tổ quốc.

    Cali Today News - Tháng Tư, 1985, kỷ niệm 10 năm ngày Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản. Truyền thông Mỹ sửa soạn rầm rộ để thực hiện các phóng sự, cùng những cuộc phỏng vấn hầu ghi lại một khúc quanh lịch sử khó quên của đất nước và quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Trên đường lái xe đến sở làm, suốt những tuần lễ đó, lúc nào mở radio lên tôi cũng đều nghe được các lời phân tích cũng như nhận định về chính sách cùng đường lối của người Mỹ khi họ quyết định đưa quân vào để bảo vệ miền Nam VN. Ngoài những lời phát biểu chua cay của một số cựu viên chức chính quyền thời tổng thống Nixon và Ford, còn thì hầu hết đều là những câu trả lời ngớ ngẩn và không chính xác. Thì ra, chỉ mới có một thập niên mà người ta đã quên đi tất cả? Quên hay không muốn để ý tới, đối với tôi lúc đó đều có ý nghĩa như nhau. 
Là một người cố vấn về di trú và tỵ nạn của cơ quan thiện nguyện USCC thời bấy giờ, tôi được mời vào thuyết trình về đề tài “Người Tỵ Nạn VN” tại một lớp học của trường UCLA. Trước khi bắt đầu câu chuyện tôi đưa ra ba câu hỏi để thăm dò xem trình độ hiểu biết của các sinh viên về vấn đề VN vào thời điểm đó cũng như trước năm 1975.
       Câu hỏi đầu tiên là “có bao nhiêu bạn sinh viên trong lớp học này biết người Mỹ có tham dự vào chiến tranh VN?”. Hầu hết cả lớp đều giơ tay lên. Nhưng khi tôi hỏi vậy nước Mỹ ủng hộ miền Bắc hay Nam VN, thì tất cả đều ngơ ngác, chỉ còn có hai người đưa tay xin trả lời. Một nói rằng Mỹ ủng hộ quân đội miền Bắc, còn sinh viên kia thì nói người Mỹ chống cả hai!
Câu hỏi kế tiếp “có bao nhiêu bạn biết được lý do về sự hiện diện của người tỵ nạn VN trên đất Mỹ hiện nay?” Có 6 người giơ tay tình nguyện trả lời, nhưng chỉ có một dùng chữ tỵ nạn (refugee) còn 5 sinh viên kia thì cho là người Việt đến HK vì muốn tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn (looking for a better life), người khác thì bảo cũng như các di dân từ Mễ Tây Cơ muốn trốn vào nước Mỹ mà thôi. Ba em kia trả lời giống nhau rằng, cha mẹ các em cho biết, đa số người Việt sống ở Mỹ một cách bất hợp lệ!
Cả lớp học gần 30 sinh viên, mà chỉ có một người biết dân VN đến HK vì lý do tỵ nạn. Vậy thì làm sao mà họ có thể hiểu nổi những đắng cay, chua xót của một khối người đã phải chấp nhận bao hiểm nguy, trăm ngàn tủi nhục, bỏ lại sau lưng gia đình và quê hương để tìm hai chữ Tự Do. Hai chữ Tự Do đánh vần thật giản dị, và lúc nào cũng lai láng trên các miền đất hứa. Nhưng nó là những gì thiêng liêng, cao quý nhất mà hàng triệu người Việt đang phải trả giá bằng nước mắt, bằng máu xương, và bằng thân xác họ. Dù đó là người vượt thoát vào thời điểm khi Sài Gòn vừa thất thủ, hay lang thang qua rừng già, núi thẳm, hoặc lênh đênh trên biển khơi. Mười năm trước đây (1975), thời gian lúc đó (1985) hay mười năm, hai mươi năm sau nữa, nếu Cộng Sản vẫn còn ngự trị trên quê hương đất nước, thì người Việt cũng sẽ tiếp tục bỏ nước ra đi!
Dư âm của buổi thuyết trình tại trường đại học UCLA đã dằn vặt tôi cả hơn một tuần lễ, nhưng đó chính là những dữ kiện thai nghén để tôi cho ra đời nhạc phẩm “Xin Đời Một Nụ Cười”, đúng một tuần lễ trước ngày kỷ niệm 10 năm mất nước. Tôi có nhờ anh Ngô Trí Thịnh, một giáo sư Anh ngữ  dịch ngay sang tiếng Anh để đài truyền hình CBS sử dụng trong buổi phỏng vấn chị Kiều Chinh cùng hai người tỵ nạn Cao Miên và Lào. Nhưng tiếc rằng đến khi chương trình CBS được phát hình họ chỉ dùng phần nhạc, nên khán giả theo dõi cũng chẳng biết ý nghĩa của bài hát. Tôi còn nhớ câu nói cay đắng của chị Kiều Chinh lúc đó, chị bảo: “tức quá, phải chi mình có một quyển sách Anh ngữ viết về người tỵ nạn VN liệng vào mặt tụi nó, để họ biết tại sao mình phải mang kiếp sống lưu vong”! Tôi chỉ biết nắm tay và nhìn lên đôi mắt buồn diệu vợi của chị.
Ngày 23 tháng 10, 2002, tôi nhận được lời mời của một giáo sư đại học luật khoa, ông Donald Kerwin mời tôi đến nói chuyện với các sinh viên trong một lớp học tại trường đại học Georgetown University ở Hoa Thịnh Đốn với khoảng hơn 30 sinh viên, đặc biệt là có một em người VN. Cô cho biết đã theo cha mẹ vượt biển tỵ nạn và sang HK định cư vào khoảng giữa thập niên 1980, lúc cô vừa được 1 tuổi. Tôi hỏi em là có bao giờ chia sẻ câu chuyện nhọc nhằn của thuyền nhân VN cho các bạn đồng lớp được biết hay không? Em trả lời’: “chính em còn không biết rõ cuộc hành trình đó gian khổ ra sao”! Thỉnh thoảng xem TV hoặc báo chí cô có tò mò hỏi cha mẹ về chuyện này, nhưng mẹ đều trả lời là “chuyện dài lắm, kể không hết, thôi lo học đi, để khi khác”. Nhưng theo em thì dường như có điều gì mà mẹ không muốn nói, “hoặc cũng có thể vì cháu không nói rành tiếng Việt, mà mẹ thì không nói giỏi tiếng Anh nên câu chuyện chẳng bao giờ được bắt đầu”! Tôi chợt nhớ lại câu nói của chị Kiều Chinh gần 20 năm về trước, và nói thầm trong bụng là: “tức quá, phải chi mình có một quyển sách Anh ngữ viết về ‘Vietnamese Boat People’ liệng vào tay cô bé, để nó biết thế nào là thân phận của một gia đình thuyền nhân, cùng những gì mà họ đã phải trải qua trên đường tìm tự do”! Nhưng chắc chắn không thể là một quyển, vì có thể hàng chục ngàn em như cô bé “thuyền nhân” nói trên đã quên hay không biết đến ý nghĩa của những chuyến đi “tìm chết, để sống” mà người tỵ nạn VN đã phải trải qua.
Tháng Tư 2005, kỷ niệm 30 năm tỵ nạn. Trung tâm Thúy Nga thu hình DVD “30 Năm Viễn Xứ” và phổ biến nhạc phẩm “Xin Đời Một Nụ Cười” của tôi qua ba giọng hát Khánh Ly, Trần Thái Hòa, và Thế Sơn. Chỉ chưa đầy một tháng sau ngày phát hành, thì trên số báo ra ngày 21, tháng 5, 2005, tờ Công An Thành Phố, qua một bài viết ký tên Phương Liên đã diễn tả (trích nguyên văn) “Quê hương không bao giờ chối bỏ bất cứ ai, kể cả những người vượt biên đã tự động rời bỏ quê mẹ, nhưng đã được lý giải rất lệch lạc, rằng không thể sống ở đất mẹ mà buộc phải bỏ đi như bài ‘Xin Đời Một Nụ Cười’ ....  bài hát này đã cố tình tô vẽ và biện minh cho sự ra đi, trốn chạy khỏi đất nước của những kẻ phản quốc là đúng đắn, ca ngợi những vùng đất nơi xứ người là mảnh đất của Tự Do ...”
30 năm sau báo chí nhà nước vẫn gọi những người ra đi là “kẻ phản quốc”. bài “Xin Đời Một Nụ Cười” tôi viết năm 1985, khi cao trào vượt biển lên cao, khi mà “đất mẹ không chối bỏ một ai”, nhưng lại bắt hết đám “sĩ quan ngụy” vào tù, còn người miền Nam thì đi vùng kinh tế mới. Nhà cửa bị tịch thu, nên “không sống ở đất mẹ, mà buộc phải bỏ đi”, tôi không nghĩ đó là những lý giải lệch lạc. Tôi đố tác giả bài báo trích từng câu trong ca khúc “Xin Đời Một Nụ Cười” và tìm được tôi sai ở chỗ nào? Nhưng tiếc rằng chuyện đó sẽ không bao giờ xẩy ra với chế độ thông tin một chiều như ở VN hiện nay. Nhà nước CS chỉ lợi dụng quyền tự do báo chí ở hải ngoại phổ biến bừa bãi, để kết tội và vu khống. Trong khi đó thì lại bưng bít những tin tức từ nước ngoài gởi về quốc nội. 
Ngày 18 tháng 9, 2006, trên tờ Công An Thành Phố HCM, đã phổ biến một bài báo ký tên Phúc Huy, “chửi rủa” thậm tệ nhạc sĩ Việt Dzũng, có một đoạn nói về thuyền nhân tỵ nạn VN như sau (trích nguyên văn) “Việt Dzũng sáng tác, trình bầy hàng loạt ca khúc phản động như Kinh Tị Nạn, Lưu Vong Khúc .... để kích động nạn vượt biên trái phép. Nhiều người đã bỏ mình trên biển cả hoặc bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, chịu đau đớn cả đời, gia đình tan nát cũng vì tin theo những luận điệu xuyên tạc như thế...”
Nếu CSVN thực tâm muốn tìm hiểu chuyện này thì thử làm một cuộc thăm dò ý kiến để xem trong số gần một triệu thuyền nhân, có bao nhiêu người vì nghe nhạc của ông Việt Dzũng “xúi dục” mà xuống thuyền đi tỵ nạn? Hãy tạm bỏ ra ngoài những phán quyết về tư cách của các bài báo nói trên. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu các thế hệ sau có hiểu được lý do và ý nghĩa của cuộc tìm kiếm tự do vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc VN hay không? Liệu những người dân hoặc thế hệ trẻ ở trong nước, nếu không được giải thích, họ có bị ảnh hưởng bởi những bài báo đang cố tình bóp mép và xuyên tạc lịch sử hay không? Làm sao để cho người bản xứ, đặc biệt là các sinh viên đại học ở HK hoặc các nước tự do khác có được những tài liệu chính xác để đối chiếu với lịch sử cận đại về cuộc hành trình tìm tự do đầy bi hùng của một dân tộc không chấp nhận chế độ Cộng Sản? Chắc chắn không có gì trung thực hơn bằng chính lời tự thuật của những người trong cuộc, bằng các nhân chứng sống và bằng tiếng nói chân thành từ trái tim của một con người VN đích thực với tấm lòng nhân bản. Những câu chuyện “Viết Về Nước Mỹ”, “Chuyện Tù Cải Tạo”, “Hành Trình Biển Đông”, “Người Thương Binh VNCH” v..v.., sẽ là những câu trả lời chính xác nhất. Và đó cũng là lý do mà tôi hết lòng hỗ trợ tập sách “Hành Trình Thuyền Nhân” của tác giả Ngụy Vũ cũng như việc làm của bất cứ ai đang có những nỗ lực sưu tầm, dịch thuật, phổ biến và gìn giữ những tài liệu cùng các tác phẩm văn học, nghệ thuật cho đời ta và cho đời sau.
Quá khứ dù có buồn thảm đến đâu, dù có hận thù thế nào, thì vẫn là lịch sử. Mà lịch sử thì cần phải ghi nhận một cách trung thực và đứng đắn. Cần phải lưu giữ và lại càng phải lưu truyền. Kẻ nào không tôn trọng hay cố tình làm sai lạc, chắc chắn sẽ có tội với giống nòi và quê hương, tổ quốc.
(Nam Lộc) 
XIN ĐỜI MỘT NỤ CƯỜI
(Return Life A Smile)

Nhạc và lời: Nam Lộc

Tôi bước đi, khi Saigon trong cơn hấp hối, 
Như một người tình phụ thở hơi cuối cùng. 
Tôi bưới đi, Tân Sơn Nhất lửa khói ngập trời, 
Khu thương xá cửa khép cuộc đời,
Những con tầu ngơ ngác ra khơi.

Tôi bước đi, qua đường rừng chông gai tăm tối,
Như cuộc đời ở lại từ khi mất người.
Tôi bước đi, như con rết lê lết cuộc đời,
Như thân bướm đôi cánh rã rời,
Lấy u sầu che dấu tả tơi.

Tự do ơi tự do! Tôi trả bằng nước mắt.
Tự do hỡi tự do! Anh trao bằng máu xương.
Tự do ơi tự do! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ tự do, ta mang đời lưu vong.

Tôi nép thân trên mảnh thuyền mong manh sương gió,
Như một người tìm đường về nơi đáy mồ.
Tôi bước đi, vì không muốn làm kẻ tội đồ.
Vì tôi muốn lại kiếp con người,
Muốn cuộc đời còn có những nụ cười.
“RETURN LIFE A SMILE”
                                                                                                
By:  Nam Lộc

     In April 1985, ten years after the fall of Saigon to Communist forces, many of the talking heads in America’s media prepared themselves to offer news reports and interviews so that they could report about what they considered to be some of the historical turning points of America’s military and political involvement in the Vietnam War.  During that whole week, whenever I turned on the radio I listened to the various analysis and remarks about America’s policy, and how and why America decided to send their troops to protect South Vietnam.  With the exception of the bitter statements made by some former officials from the Nixon and Ford administrations the statements and analysis were inaccurate, some were totally false and all lacked depth or perception of what had actually occurred.  The conclusion I drew from listening to these programs was that the commentators had failed in their duty.  Either they had long since forgotten the truth, or they had failed to pay attention or understand what had been happening both during and after the war. Whatever the reasoning, the consequence is regrettably the same; the loss of an opportunity to reach out and teach the young of a most painful chapter of this period of history.
At the time I was serving as a resettlement counselor to the Immigration and Refugee Department of the United States Catholic Conference (USCC).  In this capacity I was invited to give a speech about “The Vietnamese Refugees” to a class at UCLA.  Before beginning my presentation at that event I asked three questions of the students so that I could see for myself how well the students understood Vietnam’s current situation as well as the country’s pre-1975 history.
My first question was, “How many students in this class know about the involvement of the Americans in the war in Viet Nam?”  The majority of the students raised their hands.  However, when I asked, “So did the Americans help South Vietnam or North Vietnam?” they all looked confused.  In fact only two raised their hands in order to answer; one said the Americans helped North Viet Nam and the other said the Americans fought against both!
My next question was, “How many of you know the reason for the presence of Vietnamese Refugees on American soil?”  Six students volunteered to answer.  Only one of these used the word Refugee, while the other five said that the Vietnamese came to the U.S.A. to look for a better life.  As to how they got here one of the five said that like the Mexicans, the Vietnamese just sneaked into the U.S. and three of the others said that their parents had told them that the majority of the Vietnamese had arrived in the U.S. illegally.
This class numbered about 30 students, yet only one knew that the Vietnamese came to the USA because they were refugees.  With what amounts to a total lack of understanding and ignorance; they were incapable of comprehending the sufferings, the bitterness, the challenges, the fears and the shame of hundreds of thousands of people.  They could not possibly visualize the terrible dangers our people faced when fleeing their country.  These students could not be expected to have empathy with people who had risked everything, and lost so much to escape communism in their search for freedom.  No one really can understand fully the pain of leaving one’s own beloved country, coupled with in many cases the possibility of never seeing loved ones again.  It is correct to say that without a basic knowledge of Vietnam’s history over the past 30 to 40 years it is impossible for anyone to have even a glimmer of understanding.  The word FREEDOM is so easy to spell and it’s a word often seen and spoken everywhere here in this promised land. However, I wonder if people here really comprehend its meaning and value.  Perhaps they do, but I am absolutely certain that the meaning of freedom is something very sacred and noble to millions of Vietnamese.  They have willingly paid for it with their tears, blood and even their lives.  In search of it they began their exodus in April 1975, and it is an exodus that still continues today nearly 35 years later.  Our people have been wandering across jungles, over high mountains or cast themselves adrift in small boats onto the high seas where they faced storms, pirates and starvation.  
What I learned at the occasion of this speech at UCLA tormented me for over a week.  The occasion left me with melancholy and inspired the music and words that became the song “Return Life a Smile”. This I did exactly one week before the tenth anniversary of the fall of our country to communist forces.  I asked Mr. Ngo Tri Thinh, an English teacher, to translate that song into English immediately so that a local CBS TV station could use it during the interview of actress Kieu Chinh, and two other refugees – one from Laos and another from Cambodia .  Unfortunately, when CBS taped their show the music was only used as a background and so the audience had no way of knowing the meaning of the song and its lyrics.  Mrs. Kieu Chinh was extremely upset by this and bitterly remarked, “I am very upset, if only we had an English book exposing the plight of the Vietnamese Refugees to throw into their faces, so that they could understand why we have to live life as exiles.”  The only comfort I could offer her was to sit and look at her sad eyes as I held her hand.
On 23 October 2002, I received an invitation from Mr. Donald Kerwin, a professor of the law school at Georgetown University in Washington D.C.  Mr. Kerwin had a class of about 30 students that he wanted me to speak to.  One of those in attendance was a young Vietnamese student.  She informed me that she had fled Vietnam with her parents who’d wanted to escape communism - at the time she was only 1 year old.  When I asked her whether she had shared her difficult experiences of a boat person to her peers, she answered, “I personally don’t even know how difficult that journey was!  From time to time when I’ve watched TV shows on the subject I became curious and asked my parents about things.  However, my mother always said that it was a long story, it was interminable, and that I should just continue to study.  She said we will talk about that later.”  But the student went on to say that it seemed to her that her mother either didn’t want to tell the story or couldn’t tell it, “because I don’t speak enough Vietnamese, and my mother doesn’t speak enough English.”  One thing is for certain, this is not the only case where young Vietnamese remained ignorant of the circumstances of their families being here.  Perhaps this is because they have simply forgotten what happened, or never fully understood what their journey here entailed, or their parents failed to teach them.  Sadly there are tens of thousands like this boat girl.
In April 2005, as a remembrance of 30 years in exile, the Thuy Nga Musical Center had recorded the DVD “30 years overseas” and made known my song “Return Life a Smile” through the voices of three singers Khanh Ly, Tran Thai Hoa and The Son.  Less than one month after the release of the DVD, on the 21 May 2005, a local Vietnamese paper in Vietnam called “The Ho Chi Minh City Police” had an article signed by Phuong Lien about this DVD.  In that article Lien said (extract), “The motherland never denied anybody, including the boat people who left their motherland, but who had explained wrongly that they could not live in their motherland and forced to leave such as the song “Return Life a Smile.”  That song purposely described and justified their leaving, running away from their motherland, and defended the traitors to their country, praising the far away land they call the Land of Freedom”.
Thirty years later, the Communist’s so-called honest newspapers still referred to “the gone away people” (refugees) as “traitors”.  In contrast to their ongoing publishing of lies about the song “Return Life a Smile” that was written in 1985.  That year saw the height of the flood of departing boat refugees from Vietnam.  It was at this time, when despite the communist protest that “the motherland didn’t deny anybody” that they had put all the “officers of the puppet regime” in prison.  It was also at this time when South Vietnamese people were forced into what the communists called “New Economic Zones”.  Uncountable numbers of people were forced to move to these zones.  What is interesting though was what happened to them as part of this forced move – their homes and possessions were all confiscated.  So strictly speaking they were not living in the motherland as they new it but forced to go abroad within their own country, so why not leave the country and find a new home where at least they had freedom – something completely lacking in communist Vietnam.   
I have challenged the author of that article who criticized every sentence of the song “Return Life a Smile” to show me where I was wrong.  Alas, I know that challenge will never be answered by the “one way media” that is prevalent in Vietnam today.  The Communist government only takes advantage of the freedom of press overseas to spread their brand of news or to indict and defame those who left.  At the same time they try to block any negative news from leaking out of the country, and likewise block news reports coming in from overseas. 
In the 18 September 2006 edition of the “Ho Chi Minh City Police” newspaper, an article written by Mr. Phuc Huy amongst other comments he wrote, referring to the Vietnamese boat people and more specifically vilifying the singer Viet Dzung in the following manner: (extraction contains an exact quote)
 “Viet Dzung created and presented a series of reactionary songs such as Refugees’ Prayers, Song of the Exile, etc… to excite the people to go overseas by boat illegally.  Many of them had died on the ocean or were attacked and raped by the pirates, and they suffered their whole life, with their families destroyed because they listened to such truth-distorting tunes…”
If the Vietnamese communists really want the truth about why so many had left Vietnam, they should conduct a poll from sampling some of the almost one million refugees.  In that poll they should ask how many of those who had listened to Viet Dzung’s music and were thus incited to go overseas by boat?  
Actually we need to forget and leave aside the opinions expressed in communist newspapers – they aren’t worth reading anyway.  We have a job to do, and the successful and timely completion of this task should top the list of concerns for all of us.  What we must do is make sure that future generations learn the real truth of how and why so many people were willing to suffer so much to escape communism.  This is a two fold effort.  Firstly, we must reach our young people here in America and abroad armed with the materials they will need to learn of the history of our people.  Secondly, and fraught with greater difficulty is how to reach the people still in Vietnam with the truth of the last 30, 40 or even 50 years.  Most of the people in Vietnam today were born just prior to or after 1975.  Consequently, the only information available to them is what the communist state determines as “truths”.  Distorted facts, half truths and total falsehoods are what they are taught and are almost all they now have access to. This of course will influence their thinking.  How can Vietnam’s youth learn the truth, how can the youth now living in Vietnam itself or in other free countries learn the truth?  The answers lie with us. We absolutely must provide them with materials that are uncluttered with rancor and emotional distortions.  There are many actual documents now in the hands of educational institutions that contain factual information on what happened including the numbers of people affected all with dates, names and places.  These documents are valuable resources that can be utilized in conjunction with the oral histories taken from people who took their own journey to find freedom. From these one can begin to piece through and come to an understanding of the trauma, sacrifices and the heroism of the people who will never bow down to accept the rule of communism.  
Certainly, there would be nothing more enlightening than the statements of witnesses to and participants in these events.  The sincerity of such stories will open the minds and hearts of our young people and reveal to them what courage and sacrifices were made, and are still being made for a chance at freedom.  The stories from “Written about the USA”, “Stories of the Re-Educated Prisoners”, “Journey on the China Sea”, “The Wounded Soldiers of the Republic of Viet Nam” etc... These are all compelling recorded evidence which are publicly and widely available to all those who wish to glimpse at these horrific and tragic events. This is why I have done my best to help with the efforts of those who are contributing in the research, the translations, the propagation and the preservation of refugee documents.  Likewise, I will always continue to assist in the ongoing work to preserve our cultural and artistic works both for my own generation and that of future generations.  
Those of us who have lived through the experience and were old enough to understand its miseries do suffer through with terrible sadness of those events. Yes, there was and still is rancor - but we must understand that what happened was a part of our history; a history that must be told and propagated.  The rancor and emotion must be put aside so that our history can be written devoid of personal feeling – what is written must be true, concise and precise.  The truth has been and will always be painful, but regardless of the pain we must preserve the truth. If we don’t foster and live this ideal then we will have failed ourselves and our future generations. The guilt and shame will be on our heads for having failed to offer truth.
   
Author: Nam Loc
Translator: Le Hoang An
Editor: Anthony Pendleton
XIN ĐỜI MỘT NỤ CƯỜI
(Return Life A Smile)
Composed by: Nam Lộc
English Translation by: Catherine Nguyễn & Thịnh Ngô
I left, when Saigon was dying, 
Just like a forsaken lover clinging to her last breath. 
When I left, Tan Son Nhat* was engulfed in smoke and fire, 
Shops were abruptly abandoned in despair 
Boats were aimlessly sailed to sea.
I left, through thorny jungles in darkness,
Feeling the pain of having lost a loved one. 
I left, like a centipede pulling its life,
Like an exhausted butterfly wearily flapping its wings, 
Whose sorrow is disguised as a desolate soul.
Freedom! Oh, Freedom! I pay with tears.
Freedom! Oh, Freedom! We pay with our blood.
Freedom! Oh, Freedom! She pays with her body.
Only for Freedom, do we live in exile.
I press myself into a flimsy boat worn by wind and fog,
Drifting as if to approach my own grave.
But I am leaving for I don't want to be a prisoner.
I want to continue a human life,
A life with all its smiles. 
* Tan Son Nhat is the international airport situated in Saigon

No comments:

Post a Comment