Việt Hà, phóng viên RFA
2015-04-23
Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, không chỉ có làn sóng những
người miền Nam rời bỏ quê hương mà còn rất nhiều người ở phía Bắc cũng
quyết định ra đi để tìm cho mình một tương lai tốt đẹp hơn ở các nước
khác. Nhiều người trong số họ đã bỏ mạng ngoài khơi, có người đã bị
cưỡng bức hoặc phải tự nguyện hồi hương, nhưng cũng có người đã may mắn
được định cư ở một nước thứ ba.
Sau đây là câu chuyện của hai gia đình phía Bắc với những số phận khác nhau sau khi tìm đường vượt biên vào những năm 80.
Vượt thoát Những năm cuối thấp niên 70, và 80, Hải Phòng và Quảng Ninh, hai cảng biển lớn ở phía Bắc Việt Nam, là những nơi chứng kiến nhiều đoàn người tìm đường vượt biên theo đường biển. Phần đông trong số họ là những người đến từ các tỉnh phía Bắc.
Trong số những người ra đi từ Hải Phòng, có anh Thụy. Vì lý do tế nhị cho gia đình ở Việt nam, anh không muốn nêu danh tính đầy đủ. Hòa vào làn sóng người vượt biên, anh Thụy và gia đình gồm cha mẹ, anh chị em, tất cả 12 người đã bắt đầu hành trình vượt biên vào năm 1981. Nhớ lại thời điểm vượt biên năm 1981, anh Thụy nói:
"Anh Thụy: Mình thấy cuộc đời chán nản quá. Mọi người đều đi nên mình cũng phải đi. Nói đúng ra lúc đó mình ở Việt Nam thì giấy tờ mình có đâu. Lúc ấy giấy tờ mình không có, như kiểu người thừa. Xin giấy chứng minh khó, xin không được. Mình vừa làm ngư dân, vừa buôn bán thấy cuộc sống chán."
Anh Thụy cho biết gia đình anh theo công giáo và chính phủ không thích người công giáo, dù không ra mặt. Theo anh, đó là một trong những nguyên nhân khiến anh và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vốn là ngư dân, quen biển, biết đường, anh Thụy và gia đình không phải đóng tiền để lên thuyền vượt biên vì anh sẽ là người lái tàu. Theo anh, trung bình một người lúc đó phải đóng từ 2 đến 3 chỉ vàng để vượt biên, một số tiền không nhỏ với phần đông người dân lúc đó.
Những con tàu vượt biên từ Hải Phòng chở hàng chục có khi hàng trăm người, và phần lớn nhắm đến hướng Hong Kong vì đó được coi là điểm đến gần nhất. Trong rất nhiều chuyến tàu vượt biên, có những con tàu đã không bao giờ tới đích. Anh Thụy cũng đã từng nghe có chuyến tàu vượt biên bị đắm, mất tích:
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1975 đến 1997, tổng số có khoảng 839,000 người Việt Nam vượt biển bằng thuyền đến các trại tị nạn trong khu vực. Liên hiệp quốc ước tính, ít nhất 10% trong số này đã phải bỏ mạng ngoài khơi.
Chuyến vượt biên của gia đình anh Thụy vào năm 1981 đã không thành vì bị công an phát hiện. Những lần vượt biên sau của anh và gia đình cũng không sáng sủa gì hơn:
"Hai lần đầu tiên trước khi tập kết ra đi thì bị công an bắt, một lần đi đến đảo Cô Tô sát biên giới Trung Quốc thì bị bão, dạt vào đảo thuộc Quảng Ninh, bịt dốt ở lán 14 mất mấy tháng ( ở Tuy Quang, Quảng Ninh), rồi được ra. Ra rồi đi tiếp và bị bắt tiếp. Rồi bị giam ở Trần PHú ở Hải Phòng, bị tòa án thành phố Hải Phòng xử tù 36 tháng tức 3 năm. Xong rồi về thì đi chuyến cuối cùng thì thoát, lần cuối thì đi độc thân, có một mình, lúc đó chưa có gia đình."
Anh Thụy bị kết án tù với tội tổ chức người trốn đi nước ngoài, phản bội tổ quốc. Gia đình anh sau nhiều lần vượt biên không thành đã bị nhà nước tịch thu tài sản. Việc tìm kiếm công ăn việc làm, buôn bán lại càng trở nên khó khăn hơn. Điều này càng thúc đẩy anh phải vượt biên bằng mọi giá.
Vào năm 1987 anh vượt biên bằng thuyền lần thứ 4 cùng người em trai và đi thoát tới Hong Kong sau 25 ngày trên biển và trên đất Trung Quốc. Đến Hong Kong vào năm 1987, anh Thụy là một trong số những người tị nạn Việt Nam may mắn thoát khỏi giai đoạn thanh lọc, không bị giam trong trại cấm, được đi làm tự do kiếm tiền, và chỉ phải chờ tiếp kiến để được đi nước thứ ba.
Từ ngày 16 tháng 6 năm 1988, Hong Kong bắt đầu chính sách trại cấm và thanh lọc khiến hàng ngàn người tị nạn Việt nam phải trở về nước dưới dạng cưỡng bức hoặc tự nguyện hồi hương.
Những nước nhận nhiều người tị nạn Việt Nam lúc đó bao gồm Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tính đến khoảng giữa năm 1979, đã có khoảng 200,000 người tị nạn Việt Nam nằm rải rác ở các trại tị nạn trong khu vực.
Năm 1979, Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông dương, thừa nhận quy chế tị nạn cho những những người tị nạn Việt Nam ở các trại tị nạn trong khu vực, mở đường cho việc họ được đi định cư ở nước thứ ba.
"Từ năm 79 đến 89 có một khung pháp lý rõ ràng là những thuyền nhân Đông dương đều được đi định cư. Đó là lý do có con đường đi. Đó là lý do đi nhiều người. Đặc biệt nữa là đầu thập niên 80, kinh tế Việt nam xuống rất rõ. Lúc đó chưa có đổi mới. Lúc đó sự đàn áp, áp bức lên rất cao, vào đầu những năm 80. Sau đó người ta ồ ạt ra đi."
Làn sóng người ồ ạt ra đi đã vào những năm 80 sau hội nghị của Liên Hiệp quốc vào năm 1979 đã khiến một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia phải đẩy thuyền của người tị nạn Việt nam trở lại ngoài khơi để tránh tình trạng quá tải.
Hong Kong vào năm 1988 đã tự quyết định lập ra trại cấm. Những người đến Hong Kong vào sau ngày 16 tháng 6 năm 1988 phải vào trại cấm, không được đi làm và phải qua thanh lọc khắt khe. Cơ hội được định cư ở nước thứ ba của họ trở nên mong manh.
Gia đình anh chị Hà và Bình nằm trong số những người không may mắn khi họ đến Hong Kong vào đầu năm 1990. Anh Bình nhớ lại những bức xúc của mình khi đó
"Tất cả những người Việt Nam tị nạn cộng sản đến các nước trước 16 tháng 6 năm 1988 đương nhiên được công nhận tịn nạn. Tại sao vẫn những con người đó chỉ sau có một ngày thôi, sau mốc đó lại phải qua thanh lọc, bị dán cho cái mác là di dân kinh tế?"
Anh chị là những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Họ cũng ra đi từ Hải Phòng, đến Trung Quốc rồi cuối cùng cập cảng Hong Kong. Anh Bình không cho rằng lý do kinh tế là lý do chính đã đẩy đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau phải rời bỏ quê hương, gia đình, và bạn bè vào cuối năm 1989:
"Cuộc sống lúc đó so với mọi người là bình thường. Mình không có khó khăn về kinh tế. Mình ra đi còn phải đóng nhiều tiền, không phải ai cũng có thể vượt biên được, không phải ai cũng có tiền để đóng để đi. Nhưng lúc đó mình chỉ nghĩ là sang bên này được tự do hơn, cuộc sống thay đổi hơn."
Hai anh chị phải đóng 2 cây vàng để được đi. Anh Bình nói với 2 cây vàng vào thời điểm đó, anh chị có thể mua được một căn nhà nhỏ trong ngõ ở Hà Nội.
Sau hơn 4 tháng trời hết đi đường bộ, lại đi đường biển với bao nhiêu trắc trở trên đường vượt biên, anh chị Bình cùng khoảng 100 người khác, tất cả là người miền Bắc cuối cùng cũng đến được Hong Kong vào tháng 2 năm 1990.
Tất cả họ đều không biết về trại cấm Hong Kong, và cũng không nghe được thông tin về cuộc họp của Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 1989 với sự ra đời của chương trình CPA (tạm dịch là chương trình hành động toàn diện).
Theo chương trình này, những người tị nạn Việt Nam kể từ đây sẽ phải qua thanh lọc khắt khe. Rất nhiều người trong số họ đã không đáp ứng được những điều kiện đặt ra của chương trình và phải hồi hương, tự nguyện hay bắt buộc.
Chương trình này nhằm giúp các nước trong khu vực đối phó với làn sóng người Việt di cư ồ ạt. Theo luật sư Trịnh Hội, chương trình đã không công bằng với những người Việt tị nạn:
"Thật lòng mà nói trịnh hội nghĩ là chương trình CPA đã có tác động lớn đến việc thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi, bởi vì chương trình cpa không công bằng ở chỗ nó ko báo cho người ta biết trước. Ví dụ đến nước này, ví dụ đến Philippines thì là ngày deadline là 21/3 nhưng đến nước nào đó là 16/3… có nghĩa là mạnh nước nào thì nước đó đặt ra ngày đó. Đến trước ngày đó là tị nạn, đến sau là thanh lọc. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng chương trình cpa ra đời và được ký kết vào tháng 6 nhưng nó tính lùi ngày vào tháng 3, tức là nó ngày như từ trên trời rơi xuống, muốn ngày nào cũng được. Nó ko công bằng ở điểm đó, chính vì vậy nhiều người không tin tưởng vào chương trình thanh lọc và chương trình thanh lọc có nhiều bất công bởi vì chương trình thanh lọc ko phải do cao ủy tị nạn áp dụng mà do mỗi nước áp dụng. Ở Philippines thì có nhiều vấn đề tham nhũng, Malaysia, Indonesia, Thái, họ để những nước đó là những nước chưa hoàn toàn phát triển được quyền quyết định hoàn toàn về tương lai và sinh mạng mỗi người."
Đến Hong Kong, anh chị Bình và Hà phải sống trong một trại cấm với hàng ngàn người tị nạn Việt Nam khác, phần đông là từ phía bắc. Họ phải sống chung trong những căn phòng với giường tầng. Mỗi phòng hơn trăm người, bao gồm những người độc thân, người có gia đình, người già và trẻ nhỏ. Họ không được đi làm tự do như những người đến Hong Kong từ trước năm 1988, và họ phải chờ được phỏng vấn để thanh lọc.
Anh chị Bình phải chờ đến năm 1992 mới được phỏng vấn lần đầu tiên. Họ phải qua nhiều lần phỏng vấn sau đó và đều thất bại. Thậm chí họ đã phải nhờ đến văn phòng luật sư để được giúp đỡ nhưng cũng không thành. Họ nằm trong số những người bắt buộc phải hồi hương.
Chống lại quyết định bắt hồi hương ở trại, anh Bình cùng nhiều người khác biểu tình phản đối và phải chịu những đàn áp của cảnh sát Hong Kong:
"Thời kỳ đấy bọn anh là những không phải là đi trên đất mà đi trên vỏ lựu đạn cay. Nó bắn lựu đạn cay nhiều đến mức không nhìn thấy mặt đất ở đâu. Lựu đạn vẽ đâu lâu xương chéo cấm sử dụng đàn áp biểu tình thế mà còn ném vào trong trại. Bao nhiêu người dân trong trại, từ lớn đến bé, già trẻ, thế mà nó bắn vô tội vạ, nó bắn từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều."
"Mình không tình nguyện hồi hương mà bị cưỡng bức về. Khì nó trả đất về cho Trung Quốc năm 1997 thì nó muốn xóa trại đi, mình vẫn ở đấy không tình nguyện hồi hương. Khi về là nó bốc về. Một người là hai cảnh sát bốc… có bà cởi hết quần áo ra, có người thì dùng đồ sắt rạch vào người cho chảy máu, thế cho nên họ mới kiểm tra trong người có đồ sắt thép bắt vứt hết. Các bà cởi quần áo thì nó lấy chăn cuốn vào rồi khênh. Nó băng bó rồi cũng tống về hết, chẳng có ai ở lại hết."
Đến tháng 11 năm 1997, anh Bình và chị Hà là những người cuối cùng trở về nước theo dạng cưỡng bức.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, cho đến năm 1996, đã có khoảng 100,000 thuyền nhân Việt nam trở về nước dưới dạng tự nguyện hoặc cưỡng bức.
Báo cáo của chương trình CPA năm 1996 kết luật, mục tiêu của chương trình đã được hoàn tất.
Cuộc sống của anh chị trên đất Mỹ cũng ổn định. Thậm chí gia đình anh cũng đã nhiều lần về thăm lại người nhà còn ở Việt Nam.
Anh chị Bình và Hà sau khi trở về Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền địa phương vì lý lịch vượt biên và chống hồi hương trong trại tị nạn ở Hong Kong.
Nhưng đến cuối năm 2014, anh chị cùng cô con gái duy nhất sinh ra ở Hong Kong, cuối cùng cũng đã sang được Canada định cư với sự giúp đỡ của một người bà con. Ngồi trong căn nhà nhỏ ấm cúng ở Calgary, Canada vào một ngày đầu năm 2015, anh Bình vui vẻ nói:
"Nói chung bây giờ qua đây mình thấy cuộc sống thanh thản. Dù ở đâu mình cũng phải làm ăn, ở Việt Nam cũng vậy, mà sang đây cũng vậy, nhưng có cái ở đây mình thảnh thơi đầu óc, không ai kìm kẹp mình nữa, mình sống được tự do hơn."
Sau đây là câu chuyện của hai gia đình phía Bắc với những số phận khác nhau sau khi tìm đường vượt biên vào những năm 80.
Vượt thoát Những năm cuối thấp niên 70, và 80, Hải Phòng và Quảng Ninh, hai cảng biển lớn ở phía Bắc Việt Nam, là những nơi chứng kiến nhiều đoàn người tìm đường vượt biên theo đường biển. Phần đông trong số họ là những người đến từ các tỉnh phía Bắc.
Trong số những người ra đi từ Hải Phòng, có anh Thụy. Vì lý do tế nhị cho gia đình ở Việt nam, anh không muốn nêu danh tính đầy đủ. Hòa vào làn sóng người vượt biên, anh Thụy và gia đình gồm cha mẹ, anh chị em, tất cả 12 người đã bắt đầu hành trình vượt biên vào năm 1981. Nhớ lại thời điểm vượt biên năm 1981, anh Thụy nói:
"Anh Thụy: Mình thấy cuộc đời chán nản quá. Mọi người đều đi nên mình cũng phải đi. Nói đúng ra lúc đó mình ở Việt Nam thì giấy tờ mình có đâu. Lúc ấy giấy tờ mình không có, như kiểu người thừa. Xin giấy chứng minh khó, xin không được. Mình vừa làm ngư dân, vừa buôn bán thấy cuộc sống chán."
Anh Thụy cho biết gia đình anh theo công giáo và chính phủ không thích người công giáo, dù không ra mặt. Theo anh, đó là một trong những nguyên nhân khiến anh và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vốn là ngư dân, quen biển, biết đường, anh Thụy và gia đình không phải đóng tiền để lên thuyền vượt biên vì anh sẽ là người lái tàu. Theo anh, trung bình một người lúc đó phải đóng từ 2 đến 3 chỉ vàng để vượt biên, một số tiền không nhỏ với phần đông người dân lúc đó.
Những con tàu vượt biên từ Hải Phòng chở hàng chục có khi hàng trăm người, và phần lớn nhắm đến hướng Hong Kong vì đó được coi là điểm đến gần nhất. Trong rất nhiều chuyến tàu vượt biên, có những con tàu đã không bao giờ tới đích. Anh Thụy cũng đã từng nghe có chuyến tàu vượt biên bị đắm, mất tích:
Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người."Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người."
Anh Thụy
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1975 đến 1997, tổng số có khoảng 839,000 người Việt Nam vượt biển bằng thuyền đến các trại tị nạn trong khu vực. Liên hiệp quốc ước tính, ít nhất 10% trong số này đã phải bỏ mạng ngoài khơi.
Chuyến vượt biên của gia đình anh Thụy vào năm 1981 đã không thành vì bị công an phát hiện. Những lần vượt biên sau của anh và gia đình cũng không sáng sủa gì hơn:
"Hai lần đầu tiên trước khi tập kết ra đi thì bị công an bắt, một lần đi đến đảo Cô Tô sát biên giới Trung Quốc thì bị bão, dạt vào đảo thuộc Quảng Ninh, bịt dốt ở lán 14 mất mấy tháng ( ở Tuy Quang, Quảng Ninh), rồi được ra. Ra rồi đi tiếp và bị bắt tiếp. Rồi bị giam ở Trần PHú ở Hải Phòng, bị tòa án thành phố Hải Phòng xử tù 36 tháng tức 3 năm. Xong rồi về thì đi chuyến cuối cùng thì thoát, lần cuối thì đi độc thân, có một mình, lúc đó chưa có gia đình."
Anh Thụy bị kết án tù với tội tổ chức người trốn đi nước ngoài, phản bội tổ quốc. Gia đình anh sau nhiều lần vượt biên không thành đã bị nhà nước tịch thu tài sản. Việc tìm kiếm công ăn việc làm, buôn bán lại càng trở nên khó khăn hơn. Điều này càng thúc đẩy anh phải vượt biên bằng mọi giá.
Vào năm 1987 anh vượt biên bằng thuyền lần thứ 4 cùng người em trai và đi thoát tới Hong Kong sau 25 ngày trên biển và trên đất Trung Quốc. Đến Hong Kong vào năm 1987, anh Thụy là một trong số những người tị nạn Việt Nam may mắn thoát khỏi giai đoạn thanh lọc, không bị giam trong trại cấm, được đi làm tự do kiếm tiền, và chỉ phải chờ tiếp kiến để được đi nước thứ ba.
Từ ngày 16 tháng 6 năm 1988, Hong Kong bắt đầu chính sách trại cấm và thanh lọc khiến hàng ngàn người tị nạn Việt nam phải trở về nước dưới dạng cưỡng bức hoặc tự nguyện hồi hương.
Thanh lọc, cưỡng bức hồi hương, những số phận không may mắn
Bắt đầu từ cuối những năm 70, những khó khăn về kinh tế sau chiến tranh cộng với những hậu quả của cuộc chiến biên giới với Trung Quốc và Khmer đỏ ở Campuchia vào năm 1979 đã làm làn sóng người tị nạn Việt Nam đến các trại tị nạn tại các nước trong khu vực tăng lên nhanh chóng.Những nước nhận nhiều người tị nạn Việt Nam lúc đó bao gồm Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tính đến khoảng giữa năm 1979, đã có khoảng 200,000 người tị nạn Việt Nam nằm rải rác ở các trại tị nạn trong khu vực.
Năm 1979, Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông dương, thừa nhận quy chế tị nạn cho những những người tị nạn Việt Nam ở các trại tị nạn trong khu vực, mở đường cho việc họ được đi định cư ở nước thứ ba.
Mình không tình nguyện hồi hương mà bị cưỡng bức về. Khì nó trả đất về cho Trung Quốc năm 1997 thì nó muốn xóa trại đi, mình vẫn ở đấy không tình nguyện hồi hương. Khi về là nó bốc về. Một người là hai cảnh sát bốc… có bà cởi hết quần áo ra.Nói về làn sóng người tị nạn Việt Nam vào giai đoạn này, luật sư Trịnh Hội, thuộc tổ chức Voice, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Philippines chuyên giúp đỡ những người tị nạn Việt Nam cho biết.
Chị Hà
"Từ năm 79 đến 89 có một khung pháp lý rõ ràng là những thuyền nhân Đông dương đều được đi định cư. Đó là lý do có con đường đi. Đó là lý do đi nhiều người. Đặc biệt nữa là đầu thập niên 80, kinh tế Việt nam xuống rất rõ. Lúc đó chưa có đổi mới. Lúc đó sự đàn áp, áp bức lên rất cao, vào đầu những năm 80. Sau đó người ta ồ ạt ra đi."
Làn sóng người ồ ạt ra đi đã vào những năm 80 sau hội nghị của Liên Hiệp quốc vào năm 1979 đã khiến một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia phải đẩy thuyền của người tị nạn Việt nam trở lại ngoài khơi để tránh tình trạng quá tải.
Hong Kong vào năm 1988 đã tự quyết định lập ra trại cấm. Những người đến Hong Kong vào sau ngày 16 tháng 6 năm 1988 phải vào trại cấm, không được đi làm và phải qua thanh lọc khắt khe. Cơ hội được định cư ở nước thứ ba của họ trở nên mong manh.
Gia đình anh chị Hà và Bình nằm trong số những người không may mắn khi họ đến Hong Kong vào đầu năm 1990. Anh Bình nhớ lại những bức xúc của mình khi đó
"Tất cả những người Việt Nam tị nạn cộng sản đến các nước trước 16 tháng 6 năm 1988 đương nhiên được công nhận tịn nạn. Tại sao vẫn những con người đó chỉ sau có một ngày thôi, sau mốc đó lại phải qua thanh lọc, bị dán cho cái mác là di dân kinh tế?"
Anh chị là những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Họ cũng ra đi từ Hải Phòng, đến Trung Quốc rồi cuối cùng cập cảng Hong Kong. Anh Bình không cho rằng lý do kinh tế là lý do chính đã đẩy đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau phải rời bỏ quê hương, gia đình, và bạn bè vào cuối năm 1989:
"Cuộc sống lúc đó so với mọi người là bình thường. Mình không có khó khăn về kinh tế. Mình ra đi còn phải đóng nhiều tiền, không phải ai cũng có thể vượt biên được, không phải ai cũng có tiền để đóng để đi. Nhưng lúc đó mình chỉ nghĩ là sang bên này được tự do hơn, cuộc sống thay đổi hơn."
Hai anh chị phải đóng 2 cây vàng để được đi. Anh Bình nói với 2 cây vàng vào thời điểm đó, anh chị có thể mua được một căn nhà nhỏ trong ngõ ở Hà Nội.
Sau hơn 4 tháng trời hết đi đường bộ, lại đi đường biển với bao nhiêu trắc trở trên đường vượt biên, anh chị Bình cùng khoảng 100 người khác, tất cả là người miền Bắc cuối cùng cũng đến được Hong Kong vào tháng 2 năm 1990.
Tất cả họ đều không biết về trại cấm Hong Kong, và cũng không nghe được thông tin về cuộc họp của Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 1989 với sự ra đời của chương trình CPA (tạm dịch là chương trình hành động toàn diện).
Theo chương trình này, những người tị nạn Việt Nam kể từ đây sẽ phải qua thanh lọc khắt khe. Rất nhiều người trong số họ đã không đáp ứng được những điều kiện đặt ra của chương trình và phải hồi hương, tự nguyện hay bắt buộc.
Chương trình này nhằm giúp các nước trong khu vực đối phó với làn sóng người Việt di cư ồ ạt. Theo luật sư Trịnh Hội, chương trình đã không công bằng với những người Việt tị nạn:
"Thật lòng mà nói trịnh hội nghĩ là chương trình CPA đã có tác động lớn đến việc thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi, bởi vì chương trình cpa không công bằng ở chỗ nó ko báo cho người ta biết trước. Ví dụ đến nước này, ví dụ đến Philippines thì là ngày deadline là 21/3 nhưng đến nước nào đó là 16/3… có nghĩa là mạnh nước nào thì nước đó đặt ra ngày đó. Đến trước ngày đó là tị nạn, đến sau là thanh lọc. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng chương trình cpa ra đời và được ký kết vào tháng 6 nhưng nó tính lùi ngày vào tháng 3, tức là nó ngày như từ trên trời rơi xuống, muốn ngày nào cũng được. Nó ko công bằng ở điểm đó, chính vì vậy nhiều người không tin tưởng vào chương trình thanh lọc và chương trình thanh lọc có nhiều bất công bởi vì chương trình thanh lọc ko phải do cao ủy tị nạn áp dụng mà do mỗi nước áp dụng. Ở Philippines thì có nhiều vấn đề tham nhũng, Malaysia, Indonesia, Thái, họ để những nước đó là những nước chưa hoàn toàn phát triển được quyền quyết định hoàn toàn về tương lai và sinh mạng mỗi người."
Đến Hong Kong, anh chị Bình và Hà phải sống trong một trại cấm với hàng ngàn người tị nạn Việt Nam khác, phần đông là từ phía bắc. Họ phải sống chung trong những căn phòng với giường tầng. Mỗi phòng hơn trăm người, bao gồm những người độc thân, người có gia đình, người già và trẻ nhỏ. Họ không được đi làm tự do như những người đến Hong Kong từ trước năm 1988, và họ phải chờ được phỏng vấn để thanh lọc.
Anh chị Bình phải chờ đến năm 1992 mới được phỏng vấn lần đầu tiên. Họ phải qua nhiều lần phỏng vấn sau đó và đều thất bại. Thậm chí họ đã phải nhờ đến văn phòng luật sư để được giúp đỡ nhưng cũng không thành. Họ nằm trong số những người bắt buộc phải hồi hương.
Chống lại quyết định bắt hồi hương ở trại, anh Bình cùng nhiều người khác biểu tình phản đối và phải chịu những đàn áp của cảnh sát Hong Kong:
"Thời kỳ đấy bọn anh là những không phải là đi trên đất mà đi trên vỏ lựu đạn cay. Nó bắn lựu đạn cay nhiều đến mức không nhìn thấy mặt đất ở đâu. Lựu đạn vẽ đâu lâu xương chéo cấm sử dụng đàn áp biểu tình thế mà còn ném vào trong trại. Bao nhiêu người dân trong trại, từ lớn đến bé, già trẻ, thế mà nó bắn vô tội vạ, nó bắn từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều."
Nói chung bây giờ qua đây mình thấy cuộc sống thanh thản. Dù ở đâu mình cũng phải làm ăn, ở Việt Nam cũng vậy, mà sang đây cũng vậy, nhưng có cái ở đây mình thảnh thơi đầu óc, không ai kìm kẹp mình nữa, mình sống được tự do hơn.Những người không tự nguyện hồi hương như anh chị Bình bị nhốt vào một trại riêng. Đến ngày phải về nước họ bị cảnh sát bắt giải lên máy bay. Chị Hà nhớ lại:
Anh Bình
"Mình không tình nguyện hồi hương mà bị cưỡng bức về. Khì nó trả đất về cho Trung Quốc năm 1997 thì nó muốn xóa trại đi, mình vẫn ở đấy không tình nguyện hồi hương. Khi về là nó bốc về. Một người là hai cảnh sát bốc… có bà cởi hết quần áo ra, có người thì dùng đồ sắt rạch vào người cho chảy máu, thế cho nên họ mới kiểm tra trong người có đồ sắt thép bắt vứt hết. Các bà cởi quần áo thì nó lấy chăn cuốn vào rồi khênh. Nó băng bó rồi cũng tống về hết, chẳng có ai ở lại hết."
Đến tháng 11 năm 1997, anh Bình và chị Hà là những người cuối cùng trở về nước theo dạng cưỡng bức.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, cho đến năm 1996, đã có khoảng 100,000 thuyền nhân Việt nam trở về nước dưới dạng tự nguyện hoặc cưỡng bức.
Báo cáo của chương trình CPA năm 1996 kết luật, mục tiêu của chương trình đã được hoàn tất.
Kết cục may mắn
Sau 5 năm ở Hong Kong, năm 1992, anh Thụy lúc này đã có vợ, cuối cùng cũng đến Los Angesles, Hoa Kỳ. Anh chị giờ sinh sống ở Westminster và đã có ba người con, hai người con đầu đang học đại học, người con út đang học lớp 12.Cuộc sống của anh chị trên đất Mỹ cũng ổn định. Thậm chí gia đình anh cũng đã nhiều lần về thăm lại người nhà còn ở Việt Nam.
Anh chị Bình và Hà sau khi trở về Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền địa phương vì lý lịch vượt biên và chống hồi hương trong trại tị nạn ở Hong Kong.
Nhưng đến cuối năm 2014, anh chị cùng cô con gái duy nhất sinh ra ở Hong Kong, cuối cùng cũng đã sang được Canada định cư với sự giúp đỡ của một người bà con. Ngồi trong căn nhà nhỏ ấm cúng ở Calgary, Canada vào một ngày đầu năm 2015, anh Bình vui vẻ nói:
"Nói chung bây giờ qua đây mình thấy cuộc sống thanh thản. Dù ở đâu mình cũng phải làm ăn, ở Việt Nam cũng vậy, mà sang đây cũng vậy, nhưng có cái ở đây mình thảnh thơi đầu óc, không ai kìm kẹp mình nữa, mình sống được tự do hơn."
No comments:
Post a Comment